Tải về mẫu sơ yếu lý lịch cán bộ, công chức (mẫu 2c-BNV/2008) mới nhất (Hình từ Internet)
Mẫu sơ yếu lý lịch cán bộ, công chức theo mẫu 2c-BNV/2008 được ban hành kèm theo Quyết định 02/2008/QĐ-BNV như sau:
Mẫu 2c-BNV/2008 |
Nội dung quản lý cán bộ, công chức theo Điều 65 Luật Cán bộ, công chức 2008 như sau:
- Nội dung quản lý cán bộ, công chức bao gồm:
+ Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về cán bộ, công chức;
+ Xây dựng kế hoạch, quy hoạch cán bộ, công chức;
+ Quy định chức danh và cơ cấu cán bộ;
+ Quy định ngạch, chức danh, mã số công chức; mô tả, quy định vị trí việc làm và cơ cấu công chức để xác định số lượng biên chế;
+ Các công tác khác liên quan đến quản lý cán bộ, công chức quy định tại Luật Cán bộ, công chức 2008.
- Cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ quy định cụ thể nội dung quản lý cán bộ, công chức quy định tại Điều 65 Luật Cán bộ, công chức 2008.
Chế độ báo cáo về công tác quản lý cán bộ, công chức theo Điều 68 Luật Cán bộ, công chức 2008 như sau:
- Hàng năm, Chính phủ báo cáo Quốc hội về công tác quản lý cán bộ, công chức.
- Việc chuẩn bị báo cáo của Chính phủ về công tác quản lý cán bộ, công chức được quy định như sau:
+ Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo về công tác quản lý cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý;
+ Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước báo cáo về công tác quản lý cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý;
+ Cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội báo cáo về công tác quản lý công chức thuộc quyền quản lý.
Các báo cáo quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều 68 Luật Cán bộ, công chức 2008 được gửi đến Chính phủ trước ngày 30 tháng 9 hàng năm để tổng hợp, chuẩn bị báo cáo trình Quốc hội.
- Việc chuẩn bị báo cáo công tác quản lý cán bộ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội thực hiện theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.
- Nội dung báo cáo công tác quản lý cán bộ, công chức thực hiện theo quy định tại Điều 65 Luật Cán bộ, công chức 2008.
Thẩm quyền quyết định biên chế cán bộ, công chức theo Điều 66 Luật Cán bộ, công chức 2008 (sửa đổi 2019) như sau:
- Thẩm quyền quyết định biên chế cán bộ được thực hiện theo quy định của pháp luật và cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định biên chế công chức của Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân.
- Chủ tịch nước quyết định biên chế công chức của Văn phòng Chủ tịch nước.
- Chính phủ quyết định biên chế công chức của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cấp tỉnh,
- Căn cứ vào quyết định chỉ tiêu biên chế được Chính phủ giao, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định biên chế công chức trong cơ quan của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp.
- Cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định biên chế công chức trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội.