Điều kiện kinh doanh dịch vụ sản xuất, phát hành và phổ biến phim |
Ngày có hiệu lực |
Căn cứ pháp lý |
UPDATE: Khoản 5 Điều 75 Luật Đầu tư 2020 đã bãi bỏ Điều 14,15 Luật Điện ảnh 2006 về điều kiện thành lập doanh nghiệp điện ảnh. Điều 13. Thành lập và quản lý doanh nghiệp điện ảnh 1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp sản xuất phim, doanh nghiệp phát hành phim và doanh nghiệp phổ biến phim tại Việt Nam theo quy định của Luật này và Luật doanh nghiệp. 2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp phát hành phim và doanh nghiệp phổ biến phim tại Việt Nam theo quy định của Luật này và Luật doanh nghiệp.
(Luật điện ảnh 2006 và Luật điện ảnh sửa đổi 2009) Điều 11. Điều kiện về vốn pháp định để kinh doanh sản xuất phim (quy định chi tiết thi hành điểm a khoản 2 Điều 14 Luật Điện ảnh được sửa đổi, bổ sung năm 2009) 1. Vốn pháp định là 200.000.000 đồng (hai trăm triệu đồng), được xác định bằng một trong các văn bản sau: a) Quyết định giao vốn của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một hoặc hai thành viên mà chủ sở hữu là một tổ chức; b) Biên bản góp vốn của các cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần hoặc của các thành viên sáng lập đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên; c) Bản đăng ký vốn đầu tư của chủ sở hữu doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh và đối với công ty trách nhiệm hữu hạn mà chủ sở hữu là cá nhân. 2. Đối với số vốn được góp bằng tiền phải có xác nhận của ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam về số tiền ký quỹ của các thành viên sáng lập. Số tiền ký quỹ phải bằng số vốn góp bằng tiền của các thành viên sáng lập và chỉ được giải tỏa sau khi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. 3. Đối với số vốn được góp bằng tài sản thì phải có chứng thư của tổ chức có chức năng định giá đang hoạt động tại Việt Nam về kết quả định giá tài sản được đưa vào góp vốn. Chứng thư phải còn hiệu lực tính đến ngày nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền cấp phép. 4. Đối với doanh nghiệp đang hoạt động có nhu cầu bổ sung ngành nghề kinh doanh sản xuất phim thì phải có văn bản xác nhận của cơ quan kiểm toán độc lập về số vốn hiện có của doanh nghiệp được đưa vào góp vốn thể hiện trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm gần nhất bảo đảm lớn hơn hoặc bằng mức vốn pháp định quy định tại khoản 1 Điều này. Điều 12. Việc thành lập Văn phòng đại diện điện ảnh nước ngoài tại Việt Nam (quy định chi tiết thi hành Điều 43 Luật Điện ảnh) 1. Điều kiện thành lập Văn phòng đại diện điện ảnh nước ngoài tại Việt Nam: Cơ sở điện ảnh nước ngoài muốn thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam phải có thời gian hoạt động không dưới 01 năm, kể từ khi được thành lập hoặc đăng ký kinh doanh hợp pháp ở nước mà cơ sở điện ảnh đó mang quốc tịch. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 43 Luật Điện ảnh và các văn bản sau đây: a) Báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương chứng minh được cơ sở điện ảnh nước ngoài tồn tại và hoạt động trong năm tài chính gần nhất; b) Bản sao Điều lệ hoạt động của cơ sở điện ảnh nước ngoài. 2. Các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này phải dịch ra tiếng Việt, được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước mà cơ sở điện ảnh xin đặt Văn phòng đại diện mang quốc tịch chứng nhận và thực hiện việc hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam. 3. Thời hạn của Giấy phép Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của cơ sở điện ảnh nước ngoài có thời hạn 05 năm, nhưng không vượt quá thời hạn còn lại của văn bản xác nhận tư cách pháp nhân hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của cơ sở điện ảnh đó trong trường hợp pháp luật nước mà cơ sở điện ảnh mang quốc tịch có quy định thời hạn Giấy đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp nước ngoài. |
09/10/2018 |
- Nghị định 54/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật điện ảnh 62/2006/QH11 và luật sửa đổi 31/2009/QH12 - Nghị định 142/2018/NĐ-CP sửa đổi một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Điểm a Khoản 5 Điều 75 Luật Đầu tư 2020
|