Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
Theo nội dung tại Nghị quyết 42 của Chính phủ thì người sử dụng lao động có khó khăn về tài chính và đã trả trước tối thiểu 50% lương ngừng việc cho người lao động theo khoản 3 Điều 98 Bộ luật Lao động 2012 trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2020 thì được vay không có tài sản bảo đảm tối đa 50% tiền lương tối thiểu vùng đối với từng người lao động theo thời gian trả lương thực tế nhưng không quá 3 tháng với lãi suất 0%, thời hạn vay tối đa 12 tháng tại Ngân hàng Chính sách xã hội để trả phần lương còn lại và giải ngân trực tiếp hàng tháng đến người bị ngừng việc.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Chính sách xã hội và các cơ quan liên quan dự thảo Quyết định của Thủ tướng về việc Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay đối với người sử dụng lao động để chi trả tiền lương ngừng việc theo quy định tại điểm 2 Mục II Nghị quyết 42, báo cáo Thủ tướng trong tháng 4/2020.
Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước trong việc triển khai thực hiện các chính sách, chế độ quy định tại điểm 2, 3 Mục II Nghị quyết 42.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam và các cơ quan liên quan hướng dẫn và cho Ngân hàng Chính sách xã hội vay tái cấp vốn khoảng 16.000 tỷ đồng với lãi suất 0% để cho người sử dụng lao động vay trả lương cho người lao động theo điểm 2 Mục II Nghị quyết 42.
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động sử dụng nguồn lực của địa phương theo quy định tại Mục I Nghị quyết 42, báo cáo kết quả thực hiện cho Bộ Tài chính để tổng hợp và trình cấp có thẩm quyền hỗ trợ.
Xem chi tiết nội dung tại Nghị quyết 42/NQ-CP ngày 09/4/2020.
Châu Thanh