Hiệp định RCEP 26/03/2022 08:28 AM

Hướng dẫn thực hiện phòng vệ thương mại trong Hiệp định RCEP

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
26/03/2022 08:28 AM

Ngày 23/3/2022, Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành Thông tư 07/2022/TT-BCT hướng dẫn thực hiện biện pháp phòng vệ thương mại trong Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).

Hướng dẫn thực hiện phòng vệ thương mại trong Hiệp định RCEP

Hướng dẫn thực hiện phòng vệ thương mại trong Hiệp định RCEP (Ảnh minh họa)

Theo đó, Thông tư 07/2022/TT-BCT hướng dẫn một số nội dung sau:

Biện pháp chống bán phá và chống trợ cấp

- Phương pháp tính toán biên độ bán phá giá

Khi tính toán biên độ bán phá giá theo quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều 20 Nghị định 10/2018/NĐ-CP, Cơ quan điều tra phải tính gộp tất cả các biên độ riêng lẻ, dù có kết quả dương hay âm, vào biên độ chung của mỗi nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài. Quy định này không hạn chế quyền của Cơ quan điều tra trong việc tính toán biên độ bán phá giá theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 20 Nghị định 10/2018/NĐ-CP.

- Xử lý thông tin mật

Các bên liên quan khi cung cấp thông tin mật cho Cơ quan điều tra phải cung cấp bản tóm tắt công khai thông tin mật đó theo quy định tại Điều 11 Nghị định 10/2018/NĐ-CP.

Biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp

- Nguyên tắc áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp

+ Tại cùng một thời điểm, không áp dụng đồng thời biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp và biện pháp tự vệ theo quy định tại Điều 91 Luật Quản lý ngoại thương đối với cùng một hàng hóa nhập khẩu được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định RCEP.

+ Biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp không được áp dụng ngoài giai đoạn chuyển tiếp.

- Căn cứ tiến hành điều tra

+ Việc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp được thực hiện khi có Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp của tổ chức, cá nhân trong nước sản xuất hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp với hàng hóa nhập khẩu bị yêu cầu áp dụng biện pháp. Hồ sơ cung cấp bằng chứng về việc hàng hóa được nhập khẩu quá mức từ các nước Thành viên vào Việt Nam gây ra thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước.

+ Trên cơ sở kiến nghị của Cơ quan điều tra, Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định điều tra áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp khi có bằng chứng rõ ràng về việc hàng hóa được nhập khẩu quá mức từ các nước Thành viên vào Việt Nam gây ra thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước.

- Bồi thường

+ Việc thực hiện thủ tục bồi thường khi Việt Nam điều tra, áp dụng, gia hạn biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp thực hiện theo quy định tại Điều 7.7 Hiệp định RCEP.

+ Thẩm quyền thực hiện thủ tục bồi thường thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 98 Luật Quản lý ngoại thương.

Xem thêm tại Thông tư 07/2022/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 09/5/2022.

Diễm My

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 6,051

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]