THƯ VIỆN PHÁP LUẬT DỊCH:
Chương 23: Phát triển
>> Xem bản Tiếng AnhCHƯƠNG 23
PHÁT TRIỂN
1. Các bên xác nhận cam kết của mình để thúc đẩy và củng cố một môi trường thương mại và đầu tư mở nhằm cải thiện phúc lợi, giảm đói nghèo, nâng cao đời sống và tạo cơ hội việc làm mới, hỗ trợ sự phát triển.
2. Các Bên thừa nhận tầm quan trọng của sự phát triển trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn diện, cũng như vai trò quan trọng của thương mại và đầu tư trong việc góp phần vào sự phát triển và phồn thịnh của nền kinh tế. Tăng trưởng kinh tế toàn diện bao gồm sự phân phối rộng rãi hơn những lợi ích của tăng trưởng kinh tế thông qua việc mở rộng kinh doanh và công nghiệp, tạo việc làm và xóa đói giảm nghèo.
3. Các Bên thừa nhận rằng sự tăng trưởng kinh tế và phát triển góp phần thực hiện các mục tiêu của Hiệp định này trong việc thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực.
4. Các bên cũng thừa nhận rằng sự phối hợp trong nước có một cách có hiệu quả các chính sách thương mại, đầu tư và phát triển có thể đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế bền vững.
5. Các Bên công nhận tiềm năng cho hoạt động phát triển chung giữa các Bên để củng cố những nỗ lực để thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.
6. Các bên cũng công nhận rằng các hoạt động được thực hiện theo Chương 21 (Nâng cao năng lực và hợp tác) là một yếu tố quan trọng của các hoạt động phát triển chung.
Điều 23.2: Khuyến khích phát triển
1. Các Bên thừa nhận tầm quan trọng của lãnh đạo của mỗi Bên trong việc thực hiện các chính sách phát triển, bao gồm các chính sách được thiết kế cho các công dân của mình để tối đa hóa việc sử dụng các cơ hội từ Hiệp định này.
2. Các Bên thừa nhận rằng Hiệp định này đã được thiết kế theo cách xem xét các cấp độ phát triển kinh tế khác nhau của các Bên, kể cả thông qua các quy định hỗ trợ và cho phép việc thực hiện các mục tiêu phát triển quốc gia.
3. Các bên tiếp tục thừa nhận rằng tính minh bạch, sự quản trị tốt và tinh thần trách nhiệm đóng góp vào tính hiệu quả của các chính sách phát triển.
Điều 23.3: Tăng trưởng nền kinh tế trên diện rộng
1. Các Bên thừa nhận rằng tăng trưởng kinh tế trên diện rộng làm giảm tình trạng nghèo, tạo điều kiện cho việc cung cấp bền vững của các dịch vụ cơ bản, và mở rộng cơ hội cho con người có cuộc sống lành mạnh và năng suất cao.
2. Các Bên thừa nhận rằng tăng trưởng kinh tế trên diện rộng thúc đẩy hòa bình, ổn định, thể chế dân chủ, cơ hội đầu tư hấp dẫn và hiệu quả trong việc giải quyết những thách thức trong khu vực và toàn cầu.
3. Các bên cũng công nhận rằng việc tạo ra và duy trì tăng trưởng kinh tế trên diện rộng đòi hỏi cam kết cấp cao được duy trì liên tục giữa chính phủ các bên để quản lý hiệu quả các tổ chức công cộng, đầu tư vào hạ tầng, phúc lợi, hệ thống y tế và giáo dục công cộng, thúc đẩy sự hình thành doanh nghiệp và tiếp cận cơ hội kinh tế.
4. Các bên có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trên diện rộng thông qua các chính sách tận dụng các cơ hội thương mại và đầu tư tạo ra bởi Hiệp định này nhằm đóng góp vào sự phát triển bền vững, xóa đói giảm nghèo, và các mục tiêu khác. Các chính sách này có thể bao gồm những vấn đề có liên quan đến việc thúc đẩy cách tiếp cận dựa trên thị trường nhằm mục đích cải thiện điều kiện kinh doanh và tiếp cận tài chính cho các khu vực hoặc nhóm dân cư nhạy cảm, và các DNVVN.
Điều 23.4: Phụ nữ và tăng trưởng kinh tế
1. Các Bên thừa nhận rằng việc tăng cường các cơ hội trong lãnh thổ của họ đối với phụ nữ, bao gồm cả người lao động và chủ doanh nghiệp, để tham gia vào nền kinh tế trong nước và toàn cầu, góp phần phát triển kinh tế. Các bên tiếp tục công nhận lợi ích của việc chia sẻ kinh nghiệm đa dạng của họ trong việc thiết kế, thực hiện và tăng cường các chương trình khuyến khích sự tham gia này.
2. Theo đó, các bên sẽ cân nhắc việc triển khai hoạt động hợp tác nhằm tăng cường khả năng của phụ nữ, bao gồm cả người lao động và chủ doanh nghiệp, nhằm tiếp cận đầy đủ và hưởng lợi từ những cơ hội từ Hiệp định này. Những hoạt động này có thể bao gồm việc tư vấn hoặc đào tạo, chẳng hạn như thông qua việc trao đổi của các công chức và trao đổi thông tin và kinh nghiệm về:
(a) các chương trình nhằm giúp đỡ phụ nữ xây dựng các kỹ năng và năng lực của họ, và tăng cường tiếp cận thị trường, công nghệ và tài chính;
(b) phát triển mạng lưới lãnh đạo là phụ nữ; và
(c) xác định các thông lệ tốt nhất liên quan đến sự linh hoạt tại nơi làm việc.
Điều 23.5: Giáo dục, Khoa học và Công nghệ, Nghiên cứu và Đổi mới
1. Các Bên thừa nhận rằng việc thúc đẩy và phát triển giáo dục, khoa học và công nghệ, nghiên cứu và đổi mới có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo công ăn việc làm và mở rộng thương mại và đầu tư giữa các Bên.
2. Các Bên hơn nữa công nhận rằng các chính sách liên quan đến giáo dục, khoa học và công nghệ, nghiên cứu và đổi mới có thể giúp các Bên tối đa hóa lợi ích mà Hiệp định này mang đến. Theo đó, các bên có thể khuyến khích việc thiết kế các chính sách trong các lĩnh vực này để xem xét các cơ hội thương mại và đầu tư phát sinh từ Hiệp định này nhằm làm tăng hơn nữa những lợi ích đó. Những chính sách đó có thể bao gồm các sáng kiến với khu vực tư nhân, bao gồm cả những sáng kiến nhằm phát triển chuyên môn có liên quan và kỹ năng quản lý, và tăng cường khả năng của doanh nghiệp để biến những sáng kiến đổi mới thành các sản phẩm có tính cạnh tranh và các doanh nghiệp mới.
Điều 23.6: Các hoạt động phát triển chung
1. Các Bên công nhận rằng các hoạt động liên kết giữa các bên để thúc đẩy sự tối đa hóa các lợi ích phát triển bắt nguồn từ Hiệp định này có thể củng cố các chiến lược phát triển quốc gia, bao gồm, nếu thích hợp, thông qua công việc với các đối tác song phương, các công ty tư nhân, các viện và các tổ chức phi chính phủ.
2. Khi các bên thỏa thuận, hai hoặc nhiều Bên sẽ nỗ lực để tạo thuận lợi cho các hoạt động chung giữa chính phủ, tư nhân và các tổ chức đa phương có liên quan để các lợi ích phát sinh từ Hiệp định này có thể thúc đẩy hiệu quả hơn các mục tiêu phát triển của mỗi Bên. Các hoạt động chung này bao gồm:
(a) sự thảo luận giữa các Bên để thúc đẩy sự liên kết của các chương trình hỗ trợ phát triển và tài chính các chương trình của các Bên với các ưu tiên phát triển quốc gia;
(b) việc xem xét các cách để mở rộng sự ràng buộc trong khoa học, công nghệ và nghiên cứu để thúc đẩy việc áp dụng các công dụng mang tính sáng tạo của khoa học và công nghệ, thúc đẩy sự phát triển và xây dựng năng lực;
(c) việc thúc đẩy quan hệ đối tác công tư cho phép các doanh nghiệp tư nhân, bao gồm cả DNVVN, sử dụng kinh nghiệm chuyên môn và nguồn lực của mình để hợp tác với các cơ quan chính phủ nhằm hỗ trợ các mục tiêu phát triển; và
(d) việc tư nhân hóa, bao gồm cả các tổ chức và các doanh nghiệp từ thiện, và các tổ chức phi chính phủ trong hoạt động hỗ trợ phát triển.
Điều 23.7: Ủy ban về Phát triển
1. Các bên đồng thành lập một Ủy ban về Phát triển (sau đây gọi tắt là Ủy ban) gồm đại diện của chính phủ các Bên.
2. Ủy ban có trách nhiệm:
(a) tạo thuận lợi cho việc trao đổi thông tin về kinh nghiệm của các bên liên quan đến việc xây dựng và thực hiện chính sách quốc gia nhằm mục đích thu được những lợi ích lớn nhất có thể từ Hiệp định này;
(b) tạo điều kiện cho việc trao đổi thông tin về kinh nghiệm và bài học của các bên đã học được thông qua các hoạt động phát triển chung quy định tại Điều 23.6 (Các hoạt động phát triển chung);
(c) thảo luận về bất kỳ đề xuất cho các hoạt động phát triển chung trong tương lai để hỗ trợ các chính sách phát triển liên quan đến thương mại và đầu tư;
(d) nếu phù hợp, mời các tổ chức quốc tế tài trợ, các đơn vị khu vực tư nhân, các tổ chức phi chính phủ hoặc các tổ chức khác có liên quan để hỗ trợ trong việc phát triển và thực hiện các hoạt động phát triển chung;
(e) thực hiện các chức năng khác mà các bên có quyền quyết định đối với việc tối đa hóa các lợi ích phát triển bắt nguồn từ Hiệp định này; và
(f) xem xét các vấn đề liên quan đến việc thực hiện và hoạt động của Chương này, với mục đích xem xét các cách mà Chương này có thể tăng cường các lợi ích phát triển của Hiệp định này.
3. Ủy ban sẽ họp trong vòng 1 năm kể từ này Hiệp định này có hiệu lực và sẽ tổ chức các cuộc họp sau đó nếu cần thiết.
4. Khi thực hiện chức năng của mình, Ủy ban có thể làm việc với các ủy ban khác, các nhóm làm việc và bất kỳ cơ quan hỗ trợ khác được thành lập theo Hiệp định này.
Điều 23.8: Mối liên hệ với các chương khác
Trong trường hợp có sự mâu thuẫn giữa Chương 23 (Phát triển) với một Chương khác trong Hiệp định thì Chương đó, thay vì Chương 23 (Phát triển), sẽ được áp dụng.
Điều 23.9. Miễn áp dụng quy định về giải quyết tranh chấp
Không bên nào phải áp dụng các quy định về giải quyết tranh chấp theo Điều 28 (Giải quyết tranh chấp) cho các vấn đề phát sinh trong Chương này.