Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
Bộ Y tế đề nghị BHXH Việt Nam thống nhất cách hiểu nội dung tại khoản 1 Điều 34 Nghị định 146/2018/NĐ-CP và thực hiện như sau:
- Nội dung tại điểm a khoản 1 Điều 34 quy định "có ít nhất một người có đủ điều kiện hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh".
Như vậy, người đủ điều kiện hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (KCB) phải đáp ứng điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật về KCB.
Người có chứng chỉ hành nghề dù phạm vi hoạt động chuyên môn khác nhau vẫn đủ điều kiện hành nghề KCB để thực hiện CSSKBĐ, vì Chính phủ không quy định chứng chỉ hành nghề hoạt động cụ thể thuộc lĩnh vực chuyên môn nào.
- Người thực hiện công tác CSSKBĐ làm việc theo chế độ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm được hiểu là:
(i) Những nhân viên y tế của các cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp,... ngoài làm công tác CSSKBĐ còn kiêm nhiệm các công việc khác do người đứng đầu đơn vị này giao nhiệm vụ;
(ii) Nhân viên y tế của cơ sở KCB khác được người đứng đầu cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp,... ký hợp đồng với cơ sở, cá nhân miễn là cơ sở, cá nhân đó có đủ điều kiện KCB (có chứng chỉ hành nghề) để thực hiện CSSKBĐ.
- Chính phủ cũng không quy định thời gian làm việc cũng như không có quy định phải có văn bản cam kết việc bố trí nhân lực có mặt thường xuyên tại các cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp,... đối với người làm công tác CSSKBĐ.
Do đó, đề nghị cơ quan BHXH không quy định, không yêu cầu, không hướng dẫn cơ quan BHXH các cấp và các cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp,... phải có văn bản cam kết việc bố trí nhân lực có mặt thường xuyên tại các cơ sở giáo dục nghiệp, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Công văn 3118/BYT-BH ngày 04/6/2019 thay thế Công văn 2864/BYT-BH ngày 24/5/2019.
Châu Thanh