Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
Theo đó, chương trình bồi dưỡng GVMN phát triển năng lực nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm, kiến thức, kỹ năng chuyên ngành (chương trình bồi dưỡng 03) giảm xuống còn 05 nội dung sau:
- Phẩm chất nhà giáo;
- Phát triển chuyên môn nghiệp vụ sư phạm;
- Xây dựng môi trường giáo dục;
- Phối hợp gia đình và cộng đồng;
- Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc và công nghệ thông tin, thể hiện khả năng nghệ thuật trong chăm sóc giáo dục, giáo dục trẻ mầm non.
Hiện hành, chương trình bồi dưỡng 03 với 12 nội dung bồi dưỡng GVMN, đơn cử như:
- Nâng cao năng lực hiểu biết về đối tượng của giáo dục;
- Nâng cao năng lực hiểu biết và xây dựng môi trường giáo dục của giáo viên;
- Nâng cao năng lực hướng dẫn và tư vấn giáo dục của giáo viên;
- Nâng cao năng lực phát hiện và cá biệt hóa với trẻ đặc biệt chăm sóc, hỗ trợ tâm lí của giáo viên;
- Nâng cao năng lực lập kế hoạch giáo dục của giáo viên;
- Tăng cường năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục của giáo viên;…
Bên cạnh đó, mỗi giáo viên thực hiện chương trình bồi dưỡng thường xuyên với thời lượng 120 tiết/năm học, bao gồm:
- Chương trình bồi dưỡng 01: Khoảng 01 tuần/năm học, khoảng 40 tiết/năm học (hiện hành là 30 tiết/năm học);
- Chương trình bồi dưỡng 02: Khoảng 01 tuần/năm học, khoảng 40 tiết/năm học (hiện hành là 30 tiết/năm học);
- Chương trình bồi dưỡng 03: 01 tuần/năm học, 40 tiết/năm học (hiện hành là 60 tiết/năm học).
Thông tư 12/2019/TT-BGDĐT chính thức có hiệu lực ngày 12/10/2019 và thay thế Thông tư 36/2011/TT-BGDĐT ngày 17/8/2011.
Phạm Hồng