Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
Theo đó, quy định cụ thể về điều kiện văn bằng, chứng chỉ, tiêu chuẩn đối với cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động phụ trợ bảo hiểm trong tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm (đã được bổ sung trước đó tại Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi):
- Đối với cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động tư vấn bảo hiểm, phải đáp ứng một trong các điều kiện:
+ Có văn bằng đại học trở lên về chuyên ngành bảo hiểm;
+ Có văn bằng từ đại học trở lên về chuyên ngành khác và chứng chỉ về tư vấn bảo hiểm.
- Đối với cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động đánh giá rủi ro bảo hiểm phải đáp ứng một trong các điều kiện:
+ Có văn bằng từ đại học trở lên về chuyên ngành bảo hiểm;
+ Có văn bằng từ đại học trở lên về chuyên ngành khác và chứng chỉ về đánh giá rủi ro bảo hiểm.
- Cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động tính toán bảo hiểm đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe phải đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 31 Nghị định 73/2016/NĐ-CP;
- Cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động tính toán bảo hiểm đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn tại điểm b, điểm d khoản 1 Điều 32 Nghị định 73/2016/NĐ-CP.
- Cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động giám định tổn thất bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện:
+ Có văn bằng từ cao đẳng trở lên phù hợp với lĩnh vực giám định;
+ Có chứng chỉ về giám định tổn thất bảo hiểm;
+ Có ít nhất 3 năm công tác trong lĩnh vực giám định.
- Cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện:
+ Có văn bằng từ cao đẳng trở lên;
+ Có chứng chỉ về hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm.
Nghị định 80/2019/NĐ-CP chính thức có hiệu lực từ ngày 01/11/2019.
Tường Vy