Quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý |
Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
Theo đó, trong ứng xử với người được trợ giúp pháp lý, người trợ giúp pháp lý:
- Không được gợi ý, đòi hỏi, đặt điều kiện hoặc nhận bất kỳ lợi ích vật chất, lợi ích khác có liên quan đến vụ việc, việc trợ giúp pháp lý từ người được trợ giúp pháp lý hoặc người khác.
- Tôn trọng, lịch sự, thân thiện, nhiệt tình với người được trợ giúp pháp lý, thể hiện phong cách chuyên nghiệp, tạo sự tin tưởng đối với người được trợ giúp pháp lý, sử dụng ngôn ngữ, ký hiệu đơn giản, dễ hiểu, ngắn gọn phù hợp với người được trợ giúp pháp lý.
- Giải thích về quyền và nghĩa vụ của người được trợ giúp pháp lý để người được trợ giúp pháp lý biết và thực hiện.
- Không được có thái độ hách dịch, có các hành vi coi thường người được trợ giúp pháp lý hoặc phân biệt đối xử với người được trợ giúp pháp lý.
- Không được sách nhiễu, chậm trễ, gây khó khăn, phiền hà cho người được trợ giúp pháp lý; hứa hẹn trước về kết quả giải quyết vụ việc, việc trợ giúp pháp lý.
- Không được xúi giục, kích động người được trợ giúp pháp lý thực hiện những hành vi trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
Thông tư 03/2020/TT-BTP có hiệu lực thi hành từ ngày 15/6/2020 và thay thế Quyết định 09/2008/QĐ-BTP ngày 08/12/2008.
Châu Thanh