Theo đó, vẫn giữ số lượng các sở được tổ chức thống nhất ở các địa phương như hiện nay đó là: Sở Nội vụ, Sở Tư pháp, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Công Thương, Sở NN&PTNT, Sở Giao thông vận tải, Sở xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, Thanh tra tỉnh, Văn phòng Ủy ban nhân dân.
Với một số địa phương đặc thù có thể có: Sở Ngoại vụ, Ban Dân tộc, Sở Quy hoạch - Kiến trúc (được thành lập ở thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh), Sở du lịch (Quy định mới theo Nghị định 107).
Như vậy, ở thời điểm hiện tại, việc sáp nhập sáp nhập sở, ngành cấp tỉnh vẫn chỉ ở giai đoạn thí điểm ở một số tỉnh thành đăng ký mà thôi:
+ Sở Tài chính với Sở Kế hoạch và đầu tư thành Sở Tài chính và Kế hoạch, thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực tài chính, kế hoạch và đầu tư.
+ Sở Giao thông vận tải với Sở Xây dựng thành Sở Giao thông vận tải và Xây dựng, thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực giao thông vận tải và xây dựng.
+ Sở Nội vụ với Ban Tổ chức tỉnh ủy, thành ủy thành Cơ quan Tổ chức - Nội vụ cấp tỉnh, thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc cho cấp ủy cấp tỉnh về công tác tổ chức, cán bộ và tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực nội vụ.
+ Thanh tra cấp tỉnh với Ủy ban Kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy thành Cơ quan Thanh tra - Kiểm tra cấp tỉnh, thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc cho cấp ủy cấp tỉnh về công tác kiểm tra và tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực thanh tra.
Quý Nguyễn