Từ ngày 11/01/2021 người dân được sử dụng pháo hoa trong đám cưới (Ảnh minh hoạ)
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các sự kiện sau:
+ Lễ, tết;
+ Sinh nhật;
+ Cưới hỏi;
+ Hội nghị;
+ Khai trương;
+ Ngày kỷ niệm;
+ Trong hoạt động văn hoá, nghệ thuật khác...
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoạ tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Hiện hành, theo Điều 5 Nghị định 36/2009/NĐ-CP, chỉ cho phép sử dụng các loại pháo hoa trong các trường hợp sau đây:
(1) Pháo hoa do Bộ Quốc phòng sản xuất, nhập khẩu để tổ chức bắn pháo hoa đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
(2) Pháo hoa do tổ chức, cá nhân nước ngoài được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam cho phép và được Bộ Công an cấp giấy phép mang vào Việt Nam để dự thi bắn pháo hoa.
(3) Các sản phẩm như: pháo hoa lễ hội bằng giấy (trừ loại hoa có chứa kim loại), pháo điện, pháo trang trí bằng giấy, bằng nhựa, bằng tre, trúc, kim loại; que hương phát sáng; các sản phẩm phát tín hiệu ánh sáng, màu sắc, âm thanh được dùng trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ không gây nên tiếng nổ.
Lưu ý:
Pháo hoa được phép sử dụng được hiểu là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hoá hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.
Hiện hành Khoản 4 Điều 3 Nghị định 36/2009/NĐ-CP quy định:
Pháo hoa là sản phẩm có chứa thuốc pháo hoa, khi có các tác động của các kích thích cơ, nhiệt, hóa, điện sẽ gây phản ứng hóa học tạo hiệu ứng ánh sáng có màu sắc, gây tiếng nổ hoặc không gây tiếng nổ.
Nghị định 137/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 11/01/2021 và thay thế Nghị định 36/2009/NĐ-CP ngày 15/4/2009.
=>> Xem thêm:
Sự kiện, địa điểm và thời gian bắn pháo hoa nổ trong năm 2021.
06 điều cần lưu ý để sử dụng pháo hoa đúng luật.
Thùy Liên