Ưu tiên vốn ODA không hoàn lại cho phòng chống dịch bệnh (Ảnh minh họa)
Cụ thể việc ưu tiên sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi được quy định như sau:
- Vốn ODA không hoàn lại được ưu tiên sử dụng để thực hiện chương trình, dự án:
+ Phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội;
+ Tăng cường năng lực;
+ Hỗ trợ xây dựng chính sách, thể chế và cải cách;
+ Phòng, chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai, cứu trợ thảm họa, phòng chống dịch bệnh, thích ứng với biến đổi khí hậu;
+ Tăng trưởng xanh;
+ Đổi mới sáng tạo, an sinh xã hội;
+ Chuẩn bị các dự án đầu tư hoặc đồng tài trợ cho dự án sử dụng vốn vay ưu đãi nhằm làm tăng thành tố ưu đãi của khoản vay.
(So với trước đây, bổ sung các chương trình, dự án: cứu trợ thảm họa, phòng chống dịch bệnh, tăng trưởng xanh, đổi mới sáng tạo)
- Vốn vay ODA được ưu tiên sử dụng cho các chương trình, dự án trong lĩnh vực:
+ Y tế;
+ Giáo dục, giáo dục nghề nghiệp;
+ Thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường;
+ Hạ tầng kinh tế thiết yếu không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp.
- Vốn vay ưu đãi được ưu tiên sử dụng cho:
+ Chương trình, dự án vay về để cho vay lại theo quy định pháp luật về cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ;
+ Chương trình, dự án thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước trong lĩnh vực phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội.
- Các trường hợp ưu tiên khác thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài theo từng thời kỳ.
Nghị định 114/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 16/12/2021 và thay thế Nghị định 56/2020/NĐ-CP.
Diễm My