Hỗ trợ tìm việc làm cho người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn (Ảnh minh họa)
Theo đó, việc giáo dục tại xã, phường, thị trấn gồm các nội dung cơ bản sau đây:
- Phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền, nghĩa vụ của công dân, các quy định của pháp luật liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật của người được giáo dục.
- Phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống ma túy, về tác hại của việc sử dụng ma túy đối với sức khỏe, gia đình và cộng đồng cho đối tượng là người sử dụng trái phép chất ma túy;
- Giáo dục về kỹ năng sống, hỗ trợ học văn hóa, hướng nghiệp, dạy nghề;
Hỗ trợ tìm việc làm cho người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn (Nội dung mới so với hiện hành);
- Tổ chức cho người được giáo dục tham gia các hoạt động công ích tại cộng đồng với hình thức phù hợp (Nội dung mới so với hiện hành);
- Giáo dục về truyền thống tốt đẹp của quê hương, đất nước;
- Các biện pháp bảo vệ, hỗ trợ khác theo quy định của pháp luật nhằm thúc đẩy việc phục hồi và tái hòa nhập cộng đồng (Nội dung mới so với hiện hành).
Ngoài ra, Nghị định còn quy định các hình thức để thực hiện việc giáo dục tại xã, phường, thị trấn có thể được thực hiện bằng các hình thức cơ bản sau đây:
- Gặp gỡ trực tiếp gia đình, người được giáo dục;
- Giới thiệu tham gia các lớp học về kỹ năng sống, các lớp hướng nghiệp, dạy nghề, tìm việc làm;
- Cung cấp tài liệu giáo dục tại xã, phường, thị trấn và mời chuyên gia, người có trình độ, chuyên môn nghiệp vụ tham gia giáo dục cho người được giáo dục;
- Thông báo bằng văn bản về gia đình, người được giáo dục về các biện pháp giáo dục, quản lý;
- Yêu cầu người được giáo dục làm cam kết thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp giáo dục, quản lý (Nội dung mới so với hiện hành);
- Tổ chức cuộc họp góp ý tại địa bàn dân cư ở cơ sở trong trường hợp cần thiết.
Không tổ chức cuộc họp góp ý đối với trường hợp người được giáo dục là người chưa thành niên.
Nghị định 120/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 và thay thế Nghị định 111/2013/NĐ-CP, Nghị định 56/2016/NĐ-CP.
Diễm My