Rà soát, đề xuất sửa đổi Luật An toàn, vệ sinh lao động (Ảnh minh họa)
Cụ thể, để thực hiện mục tiêu phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, bảo đảm an toàn tính mạng cho người lao động,...Chính phủ đặt ra một số nhiệm vụ sau:
- Rà soát và đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật An toàn, vệ sinh lao động; các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia an toàn, vệ sinh lao động; tiêu chuẩn chẩn đoán, giám định bệnh nghề nghiệp và hướng dẫn điều trị các bệnh nghề nghiệp.
- Nghiên cứu, đề xuất chính sách phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, xây dựng bổ sung danh mục bệnh nghề nghiệp trong tình hình mới (tiêu chuẩn chẩn đoán và giám định);
Quản lý về an toàn lao động trong sử dụng thang máy.
- Xây dựng và hoàn thiện phương pháp xác định nghề nặng nhọc, độc hại nguy hiểm, gắn với các chỉ tiêu đánh giá điều kiện lao động trong xu thế hội nhập quốc tế.
- Đầu tư, nâng cấp trang thiết bị, cơ sở vật chất và nhân lực cho các hệ thống thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác an toàn, vệ sinh lao động;
Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa đặc thù an toàn lao động;
Quan trắc môi trường lao động;
Chẩn đoán, giám định, điều trị và phục hồi chức năng cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Tiếp tục kiện toàn cơ sở dữ liệu về an toàn, vệ sinh lao động (ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý, điều tra, thu thập số liệu thống kê), ưu tiên vào các dữ liệu về điều kiện lao động của người làm nghề nặng nhọc, độc hại nguy hiểm; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, môi trường lao động.
- Triển khai tin học hóa trong hoạt động quản lý, bảo đảm đồng bộ và kết nối hệ thống thông tin trong công tác khai báo tai nạn lao động, triển khai chính sách hỗ trợ bảo hiểm xã hội về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cung cấp các dịch vụ công trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động.
Nghị quyết 19/NQ-CP có hiệu lực từ ngày 16/02/2022.
Diễm My