Danh sách 22 huyện nghèo được hỗ trợ thoát nghèo năm 2025 (Hình từ Internet)
Cụ thể, 22 huyện nghèo sẽ được hỗ trợ thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn đến 2025, gồm:
(1) Huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang;
(2) Huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang;
(3) Huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn;
(4) Huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang;
(5) Huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng;
(6) Huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng;
(7) Huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai;
(8) Huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên;
(9) Huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên;
(10) Huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu;
(11) Huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La;
(12) Huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình;
(13) Huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa;
(14) Huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa;
(15) Huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế;
(16) Huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam;
(17) Huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam;
(18) Huyện An Lão, tỉnh Bình Định;
(19) Huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa;
(20) Huyện M’Đrắk, tỉnh Đắk Lắk;
(21) Huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông;
(22) Huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.
- Thời gian hỗ trợ: Từ năm 2022 đến năm 2025.
- Nội dung hỗ trợ:
Hỗ trợ đầu tư trọng tâm, trọng điểm và duy tu, bảo dưỡng một số công trình giao thông liên xã trên địa bàn huyện nghèo phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, lưu thông hàng hóa nhằm tạo sự đột phá, tạo động lực phát triển, tăng trưởng kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
- Biện pháp hỗ trợ thực hiện:
+ Tuyên truyền, vận động
Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về ưu tiên tập trung, lồng ghép các nguồn lực hỗ trợ huyện nghèo phấn đấu hoàn thành mục tiêu thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn.
Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn huyện nghèo.
+ Ưu tiên lồng ghép triển khai các dự án giảm nghèo nhằm tạo sinh kế, việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân
Triển khai các dự án giảm nghèo cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và người dân sinh sống trên địa bàn huyện nghèo theo các mô hình tổ chức sản xuất (doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, nhóm hộ gia đình, cộng đồng dân cư) phù hợp với đặc điểm tình hình địa phương.
Các dự án giảm nghèo cần chú trọng gắn với nhu cầu thị trường, phát huy lợi thế địa phương, sản xuất sản phẩm đặc sản của địa phương và có lộ trình xây dựng thương hiệu sản phẩm.
Đào tạo kỹ năng nghề cho người lao động phải gắn với doanh nghiệp, thị trường lao động và giải quyết việc làm bền vững.
Hỗ trợ kết nối việc làm thành công cho người lao động có nhu cầu.
+ Huy động nguồn lực
Huy động nguồn lực từ các doanh nghiệp, người dân và cộng đồng tham gia đóng góp bằng tiền, tài sản, hiện vật hoặc ngày công lao động theo nguyên tắc tự nguyện.
Khuyến khích các địa phương áp dụng hình thức việc làm công để tạo điều kiện cho người dân có thêm thu nhập khi tham gia thi công công trình trên địa bàn huyện nghèo.
Vốn huy động hợp pháp khác.
- Nguồn vốn thực hiện:
Vốn và cơ cấu nguồn vốn thực hiện theo quy định tại Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 1 Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 ban hành kèm theo Quyết định 90/QĐ-TTg năm 2022, cụ thể:
Tổng nhu cầu vốn thực hiện: 3.050 tỷ đồng, trong đó:
+ Ngân sách trung ương: 2.200 tỷ đồng (vốn đầu tư phát triển: 2.000 tỷ đồng; vốn sự nghiệp: 200 tỷ đồng);
+ Ngân sách địa phương: 300 tỷ đồng (vốn đầu tư phát triển: 200 tỷ đồng; vốn sự nghiệp 100 tỷ đồng);
+ Vốn huy động hợp pháp khác: 550 tỷ đồng.
Xem chi tiết tại Quyết định 880/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày ký ban hành.
Ngọc Nhi