Đề xuất tăng số lượng công chức cấp xã tại TPHCM với điều kiện này (Hình từ Internet)
dự thảo Nghị quyết |
Theo đó, trong nội dung về tổ chức bộ máy của TPHCM thì HĐND Thành phố có những thẩm quyền được đề xuất như sau:
- Căn cứ quy mô dân số, hoạt động kinh tế và đặc điểm địa bàn, quyết định cơ cấu số lượng cán bộ, công chức tại các phường, xã, thị trấn quyết định số lượng, chức danh, chế độ chính sách của người hoạt động không chuyên trách tại các phường, xã, thị trấn.
Hội đồng nhân dân Thành phố ban hành tiêu chí, tiêu chuẩn, định mức đối với số lượng cán bộ, công chức tại xã, phường, thị trấn.
- Quyết định bố trí ngân sách Thành phố để chi thu nhập bình quân tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc khu vực quản lý nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập, một số hội có tính chất đặc thù, người hoạt động không chuyên trách phường, xã, thị trấn theo hiệu quả công việc ngoài việc thực hiện chi trả thu nhập tăng thêm theo quy định của pháp luật hiện hành về cơ chế tự chủ tài chính đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, với mức không quá 1,8 lần mức lương ngạch bậc, chức vụ.
- Quyết định mức thu nhập cho các chuyên gia, nhà khoa học, tài năng đặc biệt của Thành phố; Quyết định về nguyên tắc, tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình, mức thu nhập và các chính sách khác để tuyển dụng công chức, viên chức từ nguồn sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, người có trình độ cao phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của Thành phố.
Như vậy, theo dự thảo Nghị quyết thì số lượng cán bộ, công chức tại các phường, xã, thị trấn sẽ căn cứ vào quy mô dân số, hoạt động kinh tế và đặc điểm địa bàn.
Cụ thể, số lượng cán bộ, công chức cấp xã theo Điều 4 Nghị định 92/2009/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 34/2019/NĐ-CP) như sau:
(1) Số lượng cán bộ, công chức cấp xã được bố trí theo Quyết định phân loại đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn. Cụ thể như sau:
- Loại 1: tối đa 23 người;
- Loại 2: tối đa 21 người;
- Loại 3: tối đa 19 người.
(2) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định bố trí số lượng cán bộ, công chức cấp xã bằng hoặc thấp hơn quy định tại (1) mục này, bảo đảm đúng với chức danh quy định tại Điều 3 Nghị định 92/2009/NĐ-CP và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Đối với các xã, thị trấn bố trí Trưởng Công an xã là công an chính quy thì số lượng cán bộ, công chức quy định tại (1) mục này giảm 01 người.
(3) Số lượng cán bộ, công chức cấp xã quy định tại (1) mục 1 bao gồm cả cán bộ, công chức được luân chuyển, điều động, biệt phái về cấp xã.
Riêng trường hợp luân chuyển về đảm nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thì thực hiện theo Nghị định 08/2016/NĐ-CP về số lượng Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và quy trình, thủ tục bầu, từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên Ủy ban nhân dân.
* Phân cấp, ủy quyền chính quyền địa phương; tổ chức bộ máy; cán bộ, công chức:
- Thành phố được thành lập Sở An toàn thực phẩm là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố thực hiện chức năng tham mưu, quản lý nhà nước về:
+ An toàn thực phẩm;
+ Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật, xử lý vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm;
+ Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật ra khỏi địa bàn Thành phố. Giao Ủy ban nhân dân Thành phố lập đề án trình Chính phủ phê duyệt để thực hiện.
- Ủy ban nhân dân huyện thuộc Thành phố Hồ Chí Minh có không quá ba Phó Chủ tịch. Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn có từ 50.000 dân trở lên có không quá ba Phó Chủ tịch.
- Việc tuyển dụng, quản lý, sử dụng cán bộ, công chức làm việc tại Ủy ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện theo quy định về tuyển dụng, sử dụng, quản lý công chức và thuộc biên chế công chức hành chính được giao hằng năm.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, phường thuộc Thành phố có thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân quận, phường theo quy định tại Điều 5 và Điều 9 Nghị quyết 131/2020/QH14 về tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh và các quy định pháp luật khác có liên quan.
* Ủy ban nhân dân Thành phố có thẩm quyền:
- Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố đảm bảo các nguyên tắc, tiêu chí, điều kiện theo quy định pháp luật;
- Quyết định việc giao một số chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật thuộc chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố cho các cơ quan chuyên môn, cơ quan hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố, quận, huyện và thành phố Thủ Đức.
- Ủy ban nhân dân Thành phố phân công Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố thay mặt Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, quyết định những vấn đề cấp bách cần phải xử lý gấp thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân Thành phố hoặc những vấn đề đã được Ủy ban nhân dân Thành phố thống nhất về chủ trương, nguyên tắc.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố báo cáo tại phiên họp Ủy ban nhân dân Thành phố gần nhất về những vấn đề đã quyết định.
* Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố được ủy quyền cho người đứng đầu cơ quan hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong khoảng thời gian xác định kèm theo các điều kiện cụ thể. Việc ủy quyền phải được thể hiện bằng văn bản;
* Ban Quản lý Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh được phê duyệt, điều chỉnh nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 trong phạm vi khu công nghệ cao, khu chế xuất, khu công nghiệp được giao quản lý sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố;
Thẩm định, phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh;
Cấp, cấp đổi, cấp lại, điều chỉnh, thu hồi giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban nhân dân các quận, huyện và thành phố Thủ Đức trong phạm vi khu công nghệ cao, khu chế xuất, khu công nghiệp được giao quản lý.