Thanh tra toàn diện thị trường bảo hiểm nhân thọ (Hình từ Internet)
Theo đó, Quốc hội yêu cầu Chính phủ phối hợp với các cơ quan hữu quan tiếp tục triển khai đồng bộ, kịp thời, toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã được Đảng, Quốc hội, Chính phủ đề ra.
Trong đó, tổ chức thực hiện quyết liệt, tập trung vào một số vấn đề sau đây:
- Thực hiện đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tăng cường quản lý, giám sát các thị trường chứng khoán, bảo hiểm, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản;
- Khẩn trương xử lý các bất cập trong tư vấn đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, môi giới, bán chéo bảo hiểm nhân thọ;
- Thanh tra toàn diện thị trường bảo hiểm nhân thọ, tập trung vào loại hình bảo hiểm liên kết đầu tư;
- Kiểm soát chặt chẽ việc cấp tín dụng sử dụng vốn;
- Bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật;
- Điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, hiệu quả, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa, chính sách vĩ mô khác để góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định nền tảng vĩ mô, hỗ trợ phục hồi kinh tế hợp lý.
- Điều hành lãi suất phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ,...
Như vậy, thanh tra toàn diện thị trường bảo hiểm nhân thọ là một nội trong Nghị quyết 101/2023/QH15 của Quốc hội.
(Xem thêm các nội khác tại Nghị quyết 101/2023/QH15 của Quốc hội)
Theo khoản 13 Điều 4 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, bảo hiểm nhân thọ là loại hình bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống hoặc chết.
Trong đó có các loại nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ sau đây:
(1) Bảo hiểm trọn đời.
(2) Bảo hiểm sinh kỳ.
(3) Bảo hiểm tử kỳ.
(4) Bảo hiểm hỗn hợp.
(5) Bảo hiểm trả tiền định kỳ.
(6) Bảo hiểm liên kết đầu tư (bao gồm bảo hiểm liên kết chung và bảo hiểm liên kết đơn vị) theo quy định tại Chương VII Nghị định 46/2023/NĐ-CP.
(7) Bảo hiểm hưu trí theo quy định tại Chương VII Nghị định 46/2023/NĐ-CP.
(Điều 3 Nghị định 46/2023/NĐ-CP)
Cụ thể tại Điều 64 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về điều kiện chung cấp giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm như sau:
(1) Điều kiện về cổ đông, thành viên góp vốn thành lập:
- Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
- Tổ chức có tư cách pháp nhân, đang hoạt động hợp pháp; trường hợp tham gia góp từ 10% vốn điều lệ trở lên thì phải kinh doanh có lãi trong 03 năm tài chính liên tục gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép và đáp ứng các điều kiện về tài chính theo quy định của Chính phủ;
- Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm đã được cấp giấy phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm mới phải kinh doanh có lãi trong 03 năm tài chính liên tục gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép và đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn theo quy định Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022.
(2) Điều kiện về vốn:
- Vốn điều lệ được góp bằng Đồng Việt Nam và không thấp hơn mức tối thiểu theo quy định của Chính phủ;
- Cổ đông, thành viên góp vốn thành lập không được sử dụng vốn vay, nguồn vốn ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân khác để tham gia góp vốn.
(3) Điều kiện về nhân sự:
Có Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật, Chuyên gia tính toán dự kiến đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn về năng lực quản lý, kinh nghiệm và chuyên môn nghiệp vụ quy định tại Điều 81 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022.
(4) Có hình thức tổ chức hoạt động theo quy định Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 và có dự thảo điều lệ phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp.