Tàu BRP Gregorio del Pilar trên đường về Philippines - Ảnh: Inquirer.com |
Nhật - Trung đàm phán về liên lạc trên biển Nhật Bản và Trung Quốc đã nhất trí sẽ tổ chức cuộc họp cấp thứ trưởng quốc phòng dự kiến vào cuối tháng 7-2011. Hai bên sẽ tập trung trao đổi ý kiến việc hình thành cơ chế liên lạc trên biển để tránh xảy ra va chạm giữa tàu chiến và máy bay hai nước trên biển Hoa Đông. Trong cuộc họp này, Trung Quốc có khả năng sẽ giải thích rõ hơn về việc gia tăng các hoạt động quân sự thời gian gần đây trong khu vực tranh chấp trên biển Hoa Đông. Dự kiến thứ trưởng quốc phòng Nhật Bản sẽ gặp gỡ thượng tướng Mã Hiểu Thiên, phó tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc, dẫn đầu đoàn Trung Quốc. |
Nhật - Trung đàm phán về liên lạc trên biển Nhật Bản và Trung Quốc đã nhất trí sẽ tổ chức cuộc họp cấp thứ trưởng quốc phòng dự kiến vào cuối tháng 7-2011. Hai bên sẽ tập trung trao đổi ý kiến việc hình thành cơ chế liên lạc trên biển để tránh xảy ra va chạm giữa tàu chiến và máy bay hai nước trên biển Hoa Đông. Trong cuộc họp này, Trung Quốc có khả năng sẽ giải thích rõ hơn về việc gia tăng các hoạt động quân sự thời gian gần đây trong khu vực tranh chấp trên biển Hoa Đông. Dự kiến thứ trưởng quốc phòng Nhật Bản sẽ gặp gỡ thượng tướng Mã Hiểu Thiên, phó tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc, dẫn đầu đoàn Trung Quốc. |
Nhật Bản và Trung Quốc đã nhất trí sẽ tổ chức cuộc họp cấp thứ trưởng quốc phòng dự kiến vào cuối tháng 7-2011. Hai bên sẽ tập trung trao đổi ý kiến việc hình thành cơ chế liên lạc trên biển để tránh xảy ra va chạm giữa tàu chiến và máy bay hai nước trên biển Hoa Đông.
Trong cuộc họp này, Trung Quốc có khả năng sẽ giải thích rõ hơn về việc gia tăng các hoạt động quân sự thời gian gần đây trong khu vực tranh chấp trên biển Hoa Đông.
Dự kiến thứ trưởng quốc phòng Nhật Bản sẽ gặp gỡ thượng tướng Mã Hiểu Thiên, phó tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc, dẫn đầu đoàn Trung Quốc.
Nhật báo The Inquirer mô tả con tàu hạng Hamilton dài trên 115m là một tàu tuần tra cũ của lực lượng tuần duyên bờ biển Mỹ (USCG) được cải tạo và bán cho Philippines với giá chuyển nhượng 10,48 triệu USD.
Tàu có tải trọng 3.390 tấn với hai động cơ mạnh 1.800 mã lực có thể đạt tốc độ tối đa 52km/giờ, được thiết kế chịu được thời tiết khắc nghiệt và có thể ở trên biển tối đa 30 ngày mà không cần nạp nhiên liệu với sức chứa 180 người.
Việc chuyển giao tàu BRP Gregorio del Pilar, theo nhận định của giới chuyên gia, là động thái mới nhất cho thấy Washington đang ủng hộ quân sự cho đồng minh của mình, vốn được đánh giá là yếu nhất về phòng thủ trên biển trong khu vực ASEAN. Philippines đã thật sự khởi động chương trình hiện đại hóa quân sự sau những va chạm gần đây với Trung Quốc ở biển Đông với sự hậu thuẫn mạnh mẽ của Mỹ.
Báo The Inquirer dẫn lời phó đô đốc hải quân Philippines Alexander Pama: ngoài tàu BRP, Philippines còn mua thêm một số thiết bị quân sự từ Mỹ cho chương trình nâng cấp lực lượng vũ trang Philippines.
Tàu BRP Gregorio del Pilar sẽ thay thế tàu khu trục hạng Cannon BRP Rajah Humanbo có từ thời Thế chiến thứ II, vốn đang được Philippines điều đến tuần tra ở khu vực biển Đông gần một tháng qua - ông Alexander Pama cho biết.
Theo giám đốc Văn phòng đối ngoại của hải quân Philippines, trung tướng Omar Tonsay, tàu BRP Gregorio del Pilar trước đó được USCG sử dụng để ngăn chặn buôn lậu ma túy, vận chuyển người trái phép, tìm kiếm và giải cứu, bảo vệ tài nguyên trên biển. Khi về đến Philippines, nó sẽ được sử dụng như một tàu chiến “để bảo vệ khu vực biển Đông”.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario đã lên tiếng hoan nghênh nghị quyết H.R 352 của Hạ viện Mỹ về vấn đề biển Đông, một động thái cho thấy Washington đang gia tăng sự ủng hộ đối với đồng minh của Mỹ trong khu vực.
Báo The Star dẫn lời Ngoại trưởng Rosario nói nghị quyết này kêu gọi một giải pháp hòa bình và hợp tác trong các tranh chấp lãnh hải ở biển Đông và các khu vực lân cận cũng như các khu vực biển khác gần kề với Trung Quốc.
Bộ quy tắc về ứng xử ở biển Đông sẽ làm “từng bước một” Ngày 17-7, ông Djauhari Oratmangun, tổng giám đốc phụ trách hợp tác của ASEAN, cho biết Indonesia hi vọng trong năm 2011 sẽ tổ chức được các cuộc gặp liên quan tới Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC). Ông không khẳng định Hội nghị ngoại trưởng ASEAN lần thứ 44 (AMM 44) diễn ra ngày 19-7-2011 tại Bali (Indonesia) sẽ đưa ra được một thỏa thuận mang tính ràng buộc với Trung Quốc mà phải làm “từng bước một”. Một trong nhiều vấn đề mà AMM 44 sẽ thảo luận là tìm cách đưa khối ASEAN và Trung Quốc tiến gần hơn tới việc hoàn tất Bộ quy tắc về ứng xử ở biển Đông (COC). Dự kiến tại AMM 44 lần này, các bên sẽ một lần nữa kêu gọi duy trì sự tôn trọng tự do hàng hải trên biển Đông, cũng như quy định trong luật pháp quốc tế. Song sau những diễn biến căng thẳng vừa qua trên biển Đông, COC có tính ràng buộc pháp lý đang được xem là yêu cầu cấp thiết hiện nay. KHỔNG LOAN (Bali, Indonesia) |
Bộ quy tắc về ứng xử ở biển Đông sẽ làm “từng bước một” Ngày 17-7, ông Djauhari Oratmangun, tổng giám đốc phụ trách hợp tác của ASEAN, cho biết Indonesia hi vọng trong năm 2011 sẽ tổ chức được các cuộc gặp liên quan tới Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC). Ông không khẳng định Hội nghị ngoại trưởng ASEAN lần thứ 44 (AMM 44) diễn ra ngày 19-7-2011 tại Bali (Indonesia) sẽ đưa ra được một thỏa thuận mang tính ràng buộc với Trung Quốc mà phải làm “từng bước một”. Một trong nhiều vấn đề mà AMM 44 sẽ thảo luận là tìm cách đưa khối ASEAN và Trung Quốc tiến gần hơn tới việc hoàn tất Bộ quy tắc về ứng xử ở biển Đông (COC). Dự kiến tại AMM 44 lần này, các bên sẽ một lần nữa kêu gọi duy trì sự tôn trọng tự do hàng hải trên biển Đông, cũng như quy định trong luật pháp quốc tế. Song sau những diễn biến căng thẳng vừa qua trên biển Đông, COC có tính ràng buộc pháp lý đang được xem là yêu cầu cấp thiết hiện nay. KHỔNG LOAN (Bali, Indonesia) |
Ngày 17-7, ông Djauhari Oratmangun, tổng giám đốc phụ trách hợp tác của ASEAN, cho biết Indonesia hi vọng trong năm 2011 sẽ tổ chức được các cuộc gặp liên quan tới Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC).
Ông không khẳng định Hội nghị ngoại trưởng ASEAN lần thứ 44 (AMM 44) diễn ra ngày 19-7-2011 tại Bali (Indonesia) sẽ đưa ra được một thỏa thuận mang tính ràng buộc với Trung Quốc mà phải làm “từng bước một”.
Một trong nhiều vấn đề mà AMM 44 sẽ thảo luận là tìm cách đưa khối ASEAN và Trung Quốc tiến gần hơn tới việc hoàn tất Bộ quy tắc về ứng xử ở biển Đông (COC). Dự kiến tại AMM 44 lần này, các bên sẽ một lần nữa kêu gọi duy trì sự tôn trọng tự do hàng hải trên biển Đông, cũng như quy định trong luật pháp quốc tế.
Song sau những diễn biến căng thẳng vừa qua trên biển Đông, COC có tính ràng buộc pháp lý đang được xem là yêu cầu cấp thiết hiện nay.
KHỔNG LOAN (Bali, Indonesia)
MỸ LOAN