Chuẩn bị các phương thức tuyển sinh từ năm 2025 phù hợp với chương trình GDPT 2018

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
27/09/2023 10:04 AM

Tôi muốn biết để chuẩn bị các phương thức tuyển sinh từ năm 2025 phù hợp với chương trình GDPT 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp gì? – Văn Tuấn (Tây Ninh)

Chuẩn bị các phương thức tuyển sinh từ năm 2025 phù hợp với chương trình GDPT 2018

Chuẩn bị các phương thức tuyển sinh từ năm 2025 phù hợp với chương trình GDPT 2018 (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

Ngày 22/9/2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo có Công văn 5155/BGDĐT-GDĐH về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2023-2024 đối với giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm.

Chuẩn bị các phương thức tuyển sinh từ năm 2025 phù hợp với chương trình GDPT 2018

Cụ thể, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể đối giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm trong năm học 2023-2024, trong đó có việc yêu cầu hoàn thiện các phương thức tuyển sinh năm 2024; chuẩn bị các phương thức tuyển sinh từ năm 2025 phù hợp với chương trình GDPT 2018.

Cụ thể:

- Hoàn thiện đề án, phương thức tuyển sinh năm 2024, khắc phục các bất cập hiện nay trên cơ sở phân tích dữ liệu, trong đó đặc biệt lưu ý hoàn thiện các phương thức tuyển sinh theo hướng đơn giản hóa theo đúng Quy chế tuyển sinh hiện hành; tránh đưa ra những phương thức tuyển sinh phức tạp, gây khó khăn cho thí sinh.

- Xây dựng và công bố kịp thời các phương thức tuyển sinh cho năm 2025 trở đi, khi có thí sinh bắt đầu tốt nghiệp Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

Các phương thức tuyển sinh từ năm 2025 cần bảo đảm phù hợp với yêu cầu, nội dung, cấu trúc của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

- Riêng đối với các cơ sở đào tạo có ngành đào tạo giáo viên: cần chủ động làm việc với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để triển khai thực hiện hiệu quả Nghị định 71/2020/NĐ-CP quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và Nghị định 116/2020/NĐ-CP quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm;

Gắn kết chặt chẽ giữa năng lực đào tạo, bồi dưỡng với yêu cầu về số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục nhằm tiếp tục thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện GDĐT và đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.

Tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong hệ thống quản lý, trong dạy và học

Cụ thể, các nhiệm vụ, giải pháp trong việc tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong hệ thống quản lý, trong dạy và học như sau:

- Xây dựng Kế hoạch và triển khai các nhiệm vụ, giải pháp của Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030”.

- Tiếp tục triển khai ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong các cơ sở đào tạo theo hướng dẫn của Bộ GDĐT và triển khai hiệu quả việc đánh giá mức độ chuyển đổi số của các cơ sở đào tạo theo bộ chỉ số, tiêu chí đánh giá của Bộ GDĐT.

- Xây dựng và triển khai Đề án thí điểm mô hình giáo dục đại học số trên cơ sở triển khai nền tảng dạy học trực tuyến dùng chung, phát triển hệ thống khóa học trực tuyến dùng chung của một số nhóm ngành đào đạo trình độ đại học.

- Tăng cường thực hiện thủ tục hành chính qua dịch vụ công trực tuyến và bộ phận một cửa, một cửa liên thông. Đẩy mạnh thanh toán học phí, các khoản thu bằng hình thức trực tuyến không dùng tiền mặt; kết nối phần mềm quản lý tài chính của cơ sở đào tạo với các nền tảng thanh toán không dùng tiền mặt.

- Tăng cường các điều kiện đảm bảo về hạ tầng kỹ thuật và năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy - học trực tuyến và trong công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục.

Triển khai hệ thống quản trị cơ sở đào tạo, hoàn thiện cơ sở dữ liệu toàn ngành, kết nối liên thông với các cơ sở dữ liệu quốc gia, ứng dụng hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về GDĐH; tích hợp các dịch vụ trực tuyến và kết nối, chia sẻ cơ sở dữ liệu trên hệ thống HEMIS của Bộ.

Khuyến khích phát triển và ứng dụng công nghệ dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo hỗ trợ hiệu quả cho công tác quản lý, đào tạo và nghiên cứu khoa học.

- Thực hiện nghiêm túc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia, chế độ báo cáo thống kê giáo dục, báo cáo định kỳ đối với giáo dục đại học trên hệ thống HEMIS đúng thời hạn, đầy đủ, chính xác nội dung theo quy định về chế độ báo cáo thống kê ngành Giáo dục, quy định chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ GDĐT và báo cáo đột xuất khác của Bộ GDĐT.

Xem thêm nội dung tại Công văn 5155/BGDĐT-GDĐH ngày 22/9/2023.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 1,298

Bài viết về

lĩnh vực Giáo dục

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]