Bổ sung 03 mẫu trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật ban hành kèm theo Nghị định 59/2024/NĐ-CP

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
27/05/2024 18:00 PM

Dưới đây là 03 mẫu trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật ban hành kèm theo Nghị định 59/2024/NĐ-CP.

Tải về 03 mẫu trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật ban hành kèm theo Nghị định 59/2024/NĐ-CP (Hình từ internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

Ngày 25/5/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 59/2024/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 34/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định 154/2020/NĐ-CP).

1. Bổ sung 03 mẫu trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật ban hành kèm theo Nghị định 59/2024/NĐ-CP

Theo đó, Nghị định 59/2024/NĐ-CP sẽ bổ sung Mẫu số 12, 13 và 14 vào Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 34/2016/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định 154/2020/NĐ-CP tại Phụ lục I, gồm:

- Mẫu số 12. Báo cáo về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật;

Mẫu số 12​

- Mẫu số 13. Báo cáo về rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật;

Mẫu số 13​

- Mẫu số 14. Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý của cơ quan, tổ chức, cá nhân về đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật/dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.

Mẫu số 14​

2. Sửa quy định đánh giá tác động của chính sách trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

Đánh giá tác động của chính sách theo các nội dung sau:

- Tác động đối với hệ thống pháp luật được đánh giá trên cơ sở phân tích về tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của chính sách với hệ thống pháp luật; tính tương thích với các điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

- Tác động về kinh tế - xã hội được đánh giá trên cơ sở phân tích chi phí, lợi ích, tác động tích cực, tiêu cực về một hoặc một số nội dung liên quan đến sản xuất, kinh doanh; việc làm, dân tộc, tôn giáo, văn hóa, y tế, giáo dục, môi trường; quốc phòng, an ninh; các vấn đề khác có liên quan đến kinh tế - xã hội.

- Tác động về giới (nếu có) được đánh giá trên cơ sở phân tích về cơ hội, điều kiện, năng lực thực hiện và thụ hưởng các quyền, lợi ích của mỗi giới.

- Tác động của thủ tục hành chính (nếu có) được đánh giá trên cơ sở phân tích về sự cần thiết, tính hợp lý và chi phí tuân thủ của thủ tục hành chính để thực hiện chính sách.

(Điều 6 Nghị định 34/2016/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 59/2024/NĐ-CP))

3.  Trách nhiệm lấy ý kiến đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

Trách nhiệm lấy ý kiến đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại Điều 10 Nghị định 34/2016/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 59/2024/NĐ-CP) như sau:

- Cơ quan lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan trung ương lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách trong đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan, tổ chức có liên quan; lấy ý kiến Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đối với đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp.

- Cơ quan lập đề nghị xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách trong đề nghị xây dựng nghị quyết, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh và các cơ quan, tổ chức có liên quan.

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 1,916

Bài viết về

lĩnh vực Bộ máy hành chính

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]