Đáp án đề thi vào lớp 10 tỉnh Kiên Giang năm học 2024-2025 (Hình từ internet)
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
Ngày 10/4/2024, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kiên Giang có Công văn 1033/SGDĐT-GDPT&GDTX về việc hướng dẫn tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025.
Dưới đây là đáp án tham khảo đề thi vào lớp 10 tỉnh Kiên Giang năm học 2024-2025:
<Đang cập nhật>
<Đang cập nhật>
Đề thi |
Đáp án tham khảo:
I. ĐỌC HIỂU Câu 1. Thể thơ: Tự do. Câu 2. Tình yêu quê hương, biển đảo của những người lính được thể hiện qua những từ ngữ hình ảnh: thương lắm phía ngư dân, bám biển, cột mốc đặt trong trái tim, thiêng liêng tổ quốc, đất mẹ, định vị biên cương. Câu 3. - Biện pháp tu từ: So sánh. - Tác dụng: + Nhấn mạnh, tô điểm thêm tình yêu của người lính, lòng quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương. + Tăng sức gợi, giá trị biểu đạt cho câu thơ. Câu 4. Học sinh tự đưa ra thông điệp. Sau đây là gợi ý. - Thông điệp về tình yêu quê hương đất nước. - Thông điệp về ý thức bảo vệ, giữ gìn biển đảo quê hương. II. LÀM VĂN Câu 1. Yêu cầu về hình thức: Đoạn văn khoảng 200 chữ, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ. Đảm bảo đủ 3 phần: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Yêu cầu về nội dung: Làm sáng tỏ được trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc bảo vệ chủ quyền đất nước. 1. Giới thiệu vấn đề: Trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc bảo vệ chủ quyền đất nước. 2. Bàn luận: - Trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương, đất nước: trách nhiệm giữ gìn nền độc lập, tích cực xây dựng nước nhà ngày càng vững mạnh, - Mỗi chúng ta khi sinh ra được sống trong nền hòa bình đã là một sự may mắn, chính vì vậy chúng ta cần phải có ý thức giữ gìn nền hòa bình dân tộc, độc lập chủ quyền. - Tìm hiểu, tuyên truyền kiến thức về chủ quyền lãnh thổ đến với mọi người giúp nâng cao tinh thần và ý thức bảo vệ chủ quyền đất nước. - Thế hệ trẻ cần phải học tập tích lũy tri thức để góp phần phát triển đất nước theo kịp thời đại, hội nhập với xu thế phát triển chung của quốc tế. - Rèn luyện sức khỏe để có khả năng cống hiến và bảo vệ đất nước. - Đồng thời thanh niên cũng cần quan tâm theo dõi đến tỉnh hình chung của đất nước, tỉnh táo trước hành động của mình không bị kẻ xấu lợi dụng. Về vấn đề chủ quyền biển đảo, thanh niên cần hưởng ứng và tích cực các diễn đàn hợp pháp trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên Internet, khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên các diễn đàn, đồng thời kịch liệt lên án và đấu tranh tham gia ngăn chặn các hành vi vi phạm xâm phạm chủ quyền biển, hải đảo thiêng liêng của Tổ Quốc, phải luôn có “trái tim nóng, cái đầu lạnh”. 3. Kết đoạn: Tổng kết lại vấn đề. Câu 2. * Yêu cầu về hình thức: - Bài viết đảm bảo cấu trúc của một bài văn gồm 3 phần: + Mở bài: nêu được vấn đề. + Thân bài: triển khai được vấn đề. + Kết bài: khái quát được vấn đề. - Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. * Yêu cầu về nội dung: Bài viết đảm bảo những nội dung sau đây: 1. Mở bài: – Giới thiệu tác giả Kim Lân và truyện ngắn Làng: Truyện ngắn “Làng” của Kim Lân đã ca ngợi về tinh thần cách mạng và lòng yêu nước đó của người dân Việt Nam, cụ thể là nói về một người nông dân có tình cảm gắn bó với làng, với quê hương và đất nước sâu sắc. - Giới thiệu nội dung cần phân tích: tâm trạng ông Hai khi hay tin làng chợ Dầu theo giặc. 2. Thân bài: a. Khái quát về nhân vật ông Hai: – Truyện kể về ông Hai, một người yêu làng và gắn bó với làng, lúc nào ông cũng khoe về làng của mình – Ông cứ kể say sưa trong niềm nhớ thương về làng mà không cần biết người nghe có chú ý hay không. – Ông tự hào về làng mình từ cơ sở vật chất cho tới cái sinh phần của tổng đốc làng ông, vinh dự vì làng có bề dày lịch sử. Sau cách mạng ông khoe về tinh thần cách mạng của làng ông, ngay cả cụ râu tóc bạc phơ cũng vác gậy đi tập, ông khoe những hố, ụ và hảo. b. Diễn biến tâm lý của nhân vật ông Hai khi nghe tin làng theo Tây: – Khi ông nghe tin làng mình theo Tây, “cổ họng ông nghẹn đắng lại, da mặt tê rân rân”, ông lặng đi tưởng như không thở được - Ông hỏi đi hỏi lại nhiều lần rồi lẳng lặng bỏ đi trong nỗi đau đớn và nhục nhã khi biết làng mình theo giặc – Khi về nhà, ông nằm vật ra giường, đêm đó trằn trọc không ngủ được. + Ông nhìn đám trẻ ngây thơ mà bị mang tiếng Việt gian rồi khóc. + Ông điểm lại mọi người trong làng nhưng thấy ai cũng có tinh thần cả nên ông vẫn không tin lại có ai làm điều nhục nhã ấy. + Tâm trạng ông bị ám ảnh, day dứt và mặc cảm với thân phận là người của làng Việt gian bán nước. + Bên tai ông đầy rẫy tiếng chửi bọn Việt gian, ông chẳng làm được gì, chưa thể đối mặt với điều đó, ông chỉ biết cúi gằm mặt mà đi + Khi mụ chủ nhà muốn đuổi gia đình ông đi bởi ông là người làng Chợ Dầu, ông thoáng nghĩ về lại làng nhưng ông đã gạt phăng đi, ông dứt khoát “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thừ” 3. Kết bài: – Khẳng định giá trị nghệ thuật và nội dung của truyện ngắn: tác giả đã cho người đọc hình dung được một thời kì chống Pháp sôi nổi của nhân dân, tinh thần trung kiên với Cách mạng và một lòng theo Bác, kháng chiến đến cùng – Qua diễn biến tâm trạng của ông Hai ta thấy được tình yêu làng sâu sắc và tình yêu nước thiết tha gắn với tinh thần kháng chiến của ông. |
* Đối với lớp 10 THPT ở trường công lập và lớp 10 THPT chuyên:
- Tổng điểm xét tuyển = Tổng điểm thi tuyển + điểm ưu tiên (nếu có).
- Đối với xét tuyển vào lớp 10 THPT chuyên: Chỉ xét tuyển đối với thí sinh tham gia thi tuyển đủ các bài thi quy định, không vi phạm quy chế trong kỳ thi tuyển sinh và từng bài thi có điểm lớn hơn 2 (hai); có đăng ký nguyện vọng qua hệ thống tuyển sinh.
- Đối với xét tuyển vào lớp 10 THPT và lớp 10 phổ thông DTNT:
+ Chỉ xét tuyển đối với thí sinh tham gia thi tuyển đủ các bài thi quy định; không vi phạm quy chế trong kỳ thi tuyển sinh; từng bài thi có điểm lớn hơn 1 (một) đối với thi lớp 10 THPT công lập; lớn hơn 0 (không) đối với học sinh thuộc vùng tuyển sinh của trường DTNT THPT; có đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào trường qua hệ thống tuyển sinh (nguyện vọng 1 hoặc nguyện vọng 2).
+ Căn cứ số lượng học sinh tốt nghiệp THCS trong địa bàn tuyển sinh, các trường xác định chỉ tiêu tuyển sinh và tỷ lệ học sinh trúng tuyển theo từng nguyện vọng, đảm bảo có tỷ lệ dự phòng cho học sinh thi điểm cao nhưng không trúng tuyển nguyện vọng 1 được tham gia xét tuyển nguyện vọng khác (nguyện vọng đã đăng ký trên hệ thống). Đối với trường thuộc địa bàn có đông đồng bào dân tộc cần xác định chỉ tiêu dự phòng cho học sinh của các trường DTNT THCS tuyển sinh nguyện vọng 2.
- Điểm trúng tuyển nguyện vọng sau phải cao hơn điểm chuẩn xét tuyển nguyện vọng 1 của trường đó 1,0 điểm và được lấy từ cao xuống thấp theo số lượng tuyển sinh được phê duyệt.
- Không sử dụng kết quả trong kỳ thi vào lớp 10 THPT chuyên và kết quả trong các kỳ thi tuyển sinh của tỉnh khác làm kết quả xét tuyển vào lớp 10 THPT của các trường công lập.
* Đối với xét tuyển vào các trường ngoài công lập:
- Trường hợp các trường tuyển sinh bằng phương thức xét tuyển: Tổng điểm xét tuyển = Tổng điểm xét học bạ + điểm ưu tiên (nếu có).
- Trường hợp các trường tuyển sinh bằng phương thức kết hợp thi tuyển với xét tuyển: Tổng điểm xét tuyển = Tổng điểm thi + tổng điểm xét học bạ + điểm ưu tiên (nếu có).