5 mục đích để vay đặc biệt từ Ngân hàng Nhà nước

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
31/08/2024 12:45 PM

Nội dung bài viết trình bày về các mục đích mà Ngân hàng Nhà nước sẽ chấp thấp cho việc vay đặc biệt. Bài viết trình bày dựa trên quy định pháp luật hiện hành.

5 mục đích hợp pháp để vay đặc biệt từ Ngân hàng Nhà nước

5 mục đích để vay đặc biệt từ Ngân hàng Nhà nước (Hình ảnh từ Internet)

Ngày 30/6/2024, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư 37/2024/TT-NHNN quy định về cho vay đặc biệt.

5 mục đích để vay đặc biệt từ Ngân hàng Nhà nước

Cụ thể, tại Điều 9 Thông tư 37/2024/TT-NHNN quy định các mục đích sử dụng tiền vay đặc biệt bao gồm:

- Trường hợp bên vay đặc biệt là tổ chức tín dụng không được kiểm soát đặc biệt, bên vay đặc biệt chỉ được sử dụng tiền vay đặc biệt để chi trả tiền gửi của người gửi tiền là cá nhân tại bên vay đặc biệt.

- Trường hợp bên vay đặc biệt là tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, bên vay đặc biệt chỉ được sử dụng tiền vay đặc biệt để chi trả tiền gửi của người gửi tiền là cá nhân tại bên vay đặc biệt; việc sử dụng tiền vay đặc biệt để chi trả tiền gửi của người gửi tiền là tổ chức do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định đối với từng bên vay đặc biệt cụ thể trên cơ sở đề xuất của Ban kiểm soát đặc biệt.

- Các đối tượng được chi trả quy định tại khoản 1 và khoản 2  Điều 9 Thông tư 37/2024/TT-NHNN không bao gồm:

+ Người có liên quan của bên vay đặc biệt theo quy định tại khoản 24 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước về người có liên quan của tổ chức tín dụng;

+ Người điều hành, người quản lý của bên vay đặc biệt theo quy định tại khoản 25, khoản 26 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2024, trừ người điều hành, người quản lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử, chỉ định, bổ nhiệm;

+ Người có liên quan của cá nhân, tổ chức là người quản lý, người điều hành, thành viên góp vốn hoặc cổ đông sở hữu từ 5% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên của bên vay đặc biệt theo quy định tại khoản 24 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước về người có liên quan của cá nhân, tổ chức (nếu có).

- Đối tượng quy định tại điểm a, b và c khoản 3 Điều 9 Thông tư 37/2024/TT-NHNN được xác định kể từ ngày:

+ Bên vay đặc biệt có văn bản báo cáo Ngân hàng Nhà nước khi bị rút tiền hàng loạt theo quy định tại khoản 1 Điều 191 Luật Các tổ chức tín dụng 2024;

+ Ngân hàng Nhà nước có văn bản đặt bên vay đặc biệt vào kiểm soát đặc biệt (trong trường hợp bên vay đặc biệt được kiểm soát đặc biệt trước ngày được quy định tại điểm a khoản 4 Điều 9 Thông tư 37/2024/TT-NHNN).

- Trường hợp bên vay đặc biệt là tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt và có hướng dẫn chi trả tiền gửi thì đối tượng được chi trả, đối tượng không được chi trả, khoản tiền gửi được chi trả thực hiện theo quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều 9 Thông tư 37/2024/TT-NHNN và hướng dẫn chi trả tiền gửi.

Thời hạn cho vay đặc biệt, gia hạn thời hạn cho vay đặc biệt

- Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định thời hạn cho vay đặc biệt, bảo đảm dưới 12 tháng.

- Ngân hàng Nhà nước xem xét việc gia hạn thời hạn cho vay đặc biệt trên cơ sở tình hình khả năng chi trả của bên vay đặc biệt hoặc phương án xử lý khoản vay đặc biệt đã vay tại phương án cơ cấu lại đang trình Ngân hàng Nhà nước (nếu có); thời gian gia hạn mỗi lần dưới 12 tháng.

(Tại Điều 11 Thông tư 37/2024/TT-NHNN)

Xem thêm Thông tư 37/2024/TT-NHNN có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2024.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 291

Bài viết về

lĩnh vực Tiền tệ - Ngân hàng

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]