Chương trình Đại hội Thi đua yêu nước các cấp, các ngành

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
19/10/2024 16:00 PM

Sau đây là hướng dẫn về Chương trình Đại hội Thi đua yêu nước các cấp, các ngành và nội dung Chương trình Đại hội.

Chương trình Đại hội Thi đua yêu nước các cấp, các ngành

Theo Kế hoạch 1/KH-HĐTĐKT năm 2024, Chương trình Đại hội Thi đua yêu nước được hướng dẫn như sau:

- Chào cờ.

- Khai mạc Đại hội.

- Báo cáo đánh giá, biểu dương phong trào thi đua yêu nước của bộ, ban, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị.

- Tham luận của các điển hình tiên tiến.

- Tổ chức các hoạt động giao lưu với các điển hình tiên tiến.

- Biểu dương, tôn vinh, khen thưởng các điển hình tiêu biểu.

- Phát động phong trào thi đua.

- Thông qua danh sách đại biểu đi dự Đại hội thi đua cấp trên.

- Tổng kết và bế mạc.

Căn cứ vào các nội dung, yêu cầu nêu trên, các bộ, ban, ngành, tỉnh, cơ quan, đơn vị có thể tổ chức các hình thức đa dạng, phong phú, sáng tạo nhằm tạo không khí phấn khởi, vui tươi và khơi dậy niềm tự hào, vinh dự đối với các cá nhân, tập thể được tôn vinh cũng như các đại biểu tham dự Đại hội.

Chương trình Đại hội Thi đua yêu nước các cấp, các ngành

Chương trình Đại hội Thi đua yêu nước các cấp, các ngành (Hình từ internet)

Chương trình, nội dung Đại hội Thi đua yêu nước các cấp, các ngành

Tại Hướng dẫn 2823/HD-BNV năm 2024 của Bộ Nội vụ, có đề cập về Chương trình, nội dung Đại hội Thi đua yêu nước các cấp, các ngành như sau:

1. Chương trình Đại hội Thi đua yêu nước

- Chào cờ (đối với trường hợp tổ chức Đại hội).

- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu và khai mạc.

- Báo cáo tổng kết phong trào thi đua và công tác khen thưởng 5 năm qua, phương hướng, nhiệm vụ công tác thi đua, khen thưởng 5 năm tới.

- Báo cáo tham luận của các điển hình tiên tiến (Chú trọng lựa chọn điển hình thật sự tiêu biểu có sức lan tỏa, để lại ấn tượng tại Đại hội).

- Tổ chức các hoạt động giao lưu với các điển hình tiên tiến.

- Biểu dương, tôn vinh, khen thưởng các điển hình tiên tiến.

- Phát động phong trào thi đua giai đoạn 2025 - 2030.

- Phát biểu hưởng ứng phát động phong trào thi đua.

- Thông qua danh sách đại biểu đi dự Đại hội cấp trên.

- Tổng kết và bế mạc.

Căn cứ nội dung, yêu cầu nêu trên, các bộ, ngành, địa phương, đơn vị có thể tổ chức các hình thức đa dạng, phong phú, sáng tạo, phù hợp, nhằm tôn vinh, biểu dương các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến (như: Giao lưu trực tiếp với các điển hình, xây dựng phóng sự, phim tư liệu để minh họa…).

2. Một số hoạt động trước và trong dịp tổ chức Đại hội Thi đua yêu nước

- Đẩy mạnh tuyên truyền về tư tưởng thi đua yêu nước của chủ tịch Hồ Chí Minh, các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng, những điển hình trong các phong trào thi đua yêu nước, gương người tốt, việc tốt.

- Tổ chức đối thoại, gặp gỡ giữa lãnh đạo bộ, ban, ngành, đoàn thể, địa phương với các điển hình tiên tiến về dự Đại hội.

- Giao lưu các điển hình tiên tiến trên các phương tiện truyền thông của bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương, địa phương.

- Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ tuyên truyền, cổ động chào mừng.

3. Một số nội dung trọng tâm của Đại hội Thi đua yêu nước

3.1 Báo cáo tổng kết phong trào thi đua và công tác khen thưởng 5 năm qua, phương hướng, nhiệm vụ công tác thi đua, khen thưởng 5 năm tới.

Đây là nội dung quan trọng cần được chuẩn bị công phu, chất lượng, bám sát mục đích, yêu cầu của Đại hội. Báo cáo phải nêu được những nét mới, sáng tạo, những phong trào thi đua thiết thực, hiệu quả, những mô hình mới góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị và nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của bộ, ban, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị (có thể xây dựng phóng sự, video clip, hình ảnh để minh họa cho nội dung báo cáo).

Bố cục và nội dung chính của báo cáo gồm:

- Phần tổng kết phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng:

+ Đánh giá kết quả đạt được của các phong trào thi đua yêu nước từ Đại hội thi đua lần trước đến nay; nêu rõ các phong trào thi đua tiêu biểu và đánh giá tác động, tính thiết thực, hiệu quả của các phong trào thi đua yêu nước đó, góp phần vào việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương, địa phương, cơ quan, đơn vị.

+ Kết quả công tác khen thưởng; phân tích kết quả, chất lượng các hình thức khen thưởng, việc khen thưởng cho người trực tiếp lao động, sản xuất, công tác, chiến đấu và phục vụ chiến đấu, công nhân, nông dân, việc chấp hành các quy định pháp luật về thi đua, khen thưởng.

+ Đánh giá công tác lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới tổ chức các phong trào thi đua yêu nước và công tác thi đua, khen thưởng của cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể trong những năm qua.

+ Những tồn tại hạn chế chủ yếu, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm.

- Phần phương hướng nhiệm vụ:

+ Xác định phương hướng, mục tiêu chung của phong trào thi đua và công tác khen thưởng trong 5 năm tới.

+ Những nội dung chủ yếu đẩy mạnh các phong trào thi đua thực hiện nhiệm vụ chính trị và các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh.

+ Công tác lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới công tác thi đua, khen thưởng và các giải pháp chủ yếu.

Yêu cầu chung của báo cáo là thông qua việc đánh giá kết quả của các phong trào thi đua yêu nước để biểu dương, tôn vinh các gương điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt; phân tích, đánh giá tác dụng của phong trào thi đua đối với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị; từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm chủ yếu trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức các phong trào thi đua và công tác khen thưởng.

3.2 Về báo cáo tham luận của các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến:

- Báo cáo điển hình phải được lựa chọn đảm bảo cơ cấu hợp lý; kết hợp giao lưu với các điển hình tiên tiến, có minh họa bằng hình ảnh, video clip, phóng sự (nếu có điều kiện). Nên lựa chọn những tập thể, cá nhân có những mô hình mới, sáng tạo trong các lĩnh vực sản xuất, công tác, đời sống.

- Số lượng báo cáo: Tuỳ thuộc vào thời gian tổ chức Đại hội, bảo đảm chất lượng, lựa chọn các báo cáo thực sự điển hình, có sức thuyết phục, nêu gương, giáo dục; bảo đảm tính đại diện các lĩnh vực, các thành phần.

- Trong chương trình Đại hội có thể tổ chức một số nội dung, như: Đại biểu thiếu nhi chào mừng, biểu diễn văn nghệ, trao tặng các hình thức khen thưởng và giao lưu với các điển hình tiên tiến.

- Tên của Đại hội Thi đua thống nhất như sau:

Đại hội Thi đua yêu nước Bộ .…(ban, ngành, đoàn thể trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan, đơn vị)

Lần thứ … (2025 - 2030)

Địa điểm, ngày … tháng … năm 2025

Đoàn Chủ tịch Đại hội có trách nhiệm tổ chức, điều hành Đại hội từ lúc khai mạc đến bế mạc Đại hội. Số lượng Đoàn Chủ tịch khoảng từ 9 đến 11 người. Thành phần Đoàn Chủ tịch gồm đại diện lãnh đạo Đảng, chính quyền, đoàn thể và có 1/3 đại biểu là anh hùng, chiến sĩ thi đua và các gương điển hình tiên tiến tiêu biểu, xuất sắc.

Trường hợp tổ chức Đại hội kết hợp với các hình thức khác (sân khấu hóa, giao lưu trực tiếp…) có thể không tổ chức Đoàn Chủ tịch nhưng vẫn phải bảo đảm nội dung, chương trình Đại hội.

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 564

Bài viết về

Thi đua khen thưởng

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]