Đáp án tuần 1 Cuộc thi tìm hiểu Cuốn sách về phòng chống tham nhũng của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tỉnh Quảng Nam

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
23/10/2024 14:12 PM

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp nội dung đáp án tuần 1 Cuộc thi tìm hiểu Cuốn sách về phòng chống tham nhũng của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tỉnh Quảng Nam

Đáp án tuần 1 Cuộc thi tìm hiểu Cuốn sách về phòng chống tham nhũng của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tỉnh Quảng Nam

Đáp án tuần 1 Cuộc thi tìm hiểu Cuốn sách về phòng chống tham nhũng của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tỉnh Quảng Nam (Hình từ internet)

Đáp án tuần 1 Cuộc thi tìm hiểu Cuốn sách về phòng chống tham nhũng của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tỉnh Quảng Nam

Ngày 15/10/2024, Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Quảng Nam ban hành Quyết định 02-QĐ/BTC về Thể lệ Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Cuốn sách “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của đồng chí cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Kỳ thi thứ nhất bắt đầu từ ngày 21/10/2024 đến ngày 27/10/2024. Dưới đây là đáp án tham khảo tuần 1 Cuộc thi tìm hiểu Cuốn sách về phòng chống tham nhũng của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tỉnh Quảng Nam:

1. Trong giai đoạn 2012 - 2022, các cơ quan tố tụng cả nước đã khởi tố, điều tra bao nhiêu vụ, bao nhiêu bị can phạm tội về tham nhũng?

4.200 vụ/7.572 bị can

2.628 vụ/6.199 bị can

2.657 vụ/5.841 bị can

455 vụ/1.054 bị can

2. Biện pháp có ý nghĩa quyết định trong việc biến Cương lĩnh, đường lối của Đảng thành chính sách, pháp luật của Nhà nước là gì?

Luôn luôn dựa vào và phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, của đoàn thể nhân dân

Hoạt động theo đường lối, quan điểm của Đảng, thể hiện được ý chí, nguyện vọng, lợi ích của nhân dân và gắn bó chặt chẽ với nhân dân

Cử những cán bộ, đảng viên có uy tín, có năng lực, có tính đảng cao vào hoạt động trong các cơ quan nhà nước, nắm giữ những cương vị then chốt trong bộ máy nhà nước, đồng thời có cơ chế kiểm tra hoạt động của các đảng viên đó

Sự giáo dục, quản lý của chi bộ, sự giám sát phê bình của nhân dân

3. Trong bài viết “Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh - điều kiện bảo đảm giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng” của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhân tố hàng đầu mang lại những thắng lợi của cách mạng nước ta 70 năm qua là?

Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng

Đường lối cách mạng sáng suốt gắn với bản lĩnh chính trị vững vàng

Sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng

Kiên định độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội

4. Theo cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhờ vào đâu mà những năm đổi mới vừa qua, sở dĩ chúng ta củng cố được niềm tin của Nhân dân, tăng cường được mối liên hệ giữa Đảng và Nhân dân?

Đảng gắn bó mật thiết với Nhân dân             

Đảng có những chủ trương, chính sách đúng đắn, hợp lòng dân, mang lại lợi ích thiết thực cho Nhân dân

Đảng bảo vệ lợi ích của Nhân dân

Đảng bảo vệ quyền làm chủ của Nhân dân

5. Đâu là vấn đề cơ bản, bao trùm, có tính nguyên tắc đối với tất cả các đảng mácxít - lêninnít chân chính?

Giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân

Tập trung dân chủ

Kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin

Gắn bó mật thiết với Nhân dân

6. Trong bài viết “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng”, cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu bao nhiêu nhiệm vụ chủ yếu cần tập trung làm tốt để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng?

4

5

6

7

7. Trong bài viết “Một số bài học về xây dựng Đảng trong những năm đổi mới” trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới rất phức tạp, trước những đòn tấn công phá hoại của các thế lực thù địch, theo cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu chúng ta cần phải làm gì?

Phải hết sức mềm mỏng, củng cố và nâng cao những nhận thức đúng đắn, uốn nắn những lệch lạc thờ ơ, không quan tâm, có thái độ a dua theo những luận điệu sai trái

Phải hết sức kiên định, củng cố và nâng cao những nhận thức đúng đắn, uốn nắn những lệch lạc, đấu tranh bác bỏ những luận điệu sai trái

Phải hết sức kiên định, mạnh mẽ, vững vàng, đấu tranh phản bác những luận điệu sai trái

Phải hết sức nhân nhượng và nâng cao những nhận thức đúng đắn, uốn nắn những lệch lạc, đấu tranh bác bỏ những luận điệu sai trái

8. Những điều kiện khách quan để “bệnh sợ trách nhiệm” tồn tại và phát triển là gì?

Phân công không rành mạch, rõ ràng về trách nhiệm, quyền hạn

Không tôn trọng, chú ý đề cao, phát huy tính chủ động, sáng tạo của cấp dưới

Có cách nhìn không đúng về thái độ đoàn kết và quan hệ với quần chúng của người cán bộ

Tất cả A, B, C

9. Một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của công tác xây dựng Đảng trong thời kỳ đổi mới là gì?

Phải lấy chủ nghĩa Mác ¬- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động

Phải kết hợp chủ nghĩa yêu nước chân chính, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc với tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại

Phải phát huy truyền thống tốt đẹp, giữ vững bản chất cách mạng và khoa học của Đảng

Phải đề ra cương lĩnh, đường lối đúng đắn để lãnh đạo đất nước, dẫn dắt dân tộc đi lên, tránh nguy cơ sai lầm về đường lối

10. Đâu là lực lượng nòng cốt, trung kiên, là “thanh bảo kiếm sắc bén” và “lá chắn vững chắc” để bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn trật tự, kỷ cương của xã hội, bảo vệ Nhân dân, bảo vệ Đảng, Nhà nước và chế độ?

Ủy ban Kiểm tra cấp ủy các cấp

Các cơ quan tư pháp

Các cơ quan nội chính

Thanh tra Chính phủ

11. Trong bài viết “Một sự thật nhức nhối” của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, những biểu hiện nào sau đây đang thành cái mốt của không ít người?

Sống sang, tiêu sang

Chơi sang, ăn sang

Tiêu sang, ăn sang

A và B

12. Theo V.I. Lênin “Một trong những nguy hiểm lớn nhất và đáng sợ nhất” đối với một đảng cầm quyền đó là gì?

Tự cắt đứt liên hệ với quần chúng

Tin ở dân, chăm lo cho dân

Liên hệ mật thiết với quần chúng   

Đổi mới phương thức lãnh đạo, hoạt động

13. Để bảm đảm tính chuyên nghiệp, trách nhiệm, minh bạch, hiệu quả trong thực thi nhiệm vụ thì mỗi cơ quan cần làm gì?

Xây dựng văn hóa công vụ

Kiểm soát việc thực hiện quyền lực nhà nước

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát

14. Theo nhận định của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sức mạnh và động lực to lớn của cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là gì?

Sự đồng tình, ủng hộ, hưởng ứng tham gia tích cực của nhân dân và cả hệ thống chính trị

Sự vào cuộc của các cơ quan nội chính, kiểm tra, giám sát về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Hướng đến mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Sự đồng tình, ủng hộ, hưởng ứng, tham gia tích cực của Nhân dân và cả hệ thống chính trị, báo chí, mà nòng cốt là các cơ quan có chức năng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

15. Trong bài viết “Công tác xây dựng Đảng: nên đánh giá thế nào cho đúng”, cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu thành tựu nổi bật và quan trọng nhất trong công tác xây dựng Đảng 10 năm qua là gì?

Đảng đã đề ra và từng bước bổ sung, hoàn thiện dần đường lối đổi mới một cách đúng đắn, sáng tạo, hình thành ngày càng rõ hơn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta

Đảng ta đã khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với Chủ nghĩa Mác - Lênin là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động

Đảng giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách

Củng cố tổ chức cơ sở đảng, chặn lại được sự sa sút, yếu kém của cơ sở đảng; tiếp tục đổi mới cán bộ, nâng cao trình độ và sức chiến đấu của đội ngủ đảng viên

16. Quá trình xử lý các hành vi tham nhũng, tiêu cực được tiến hành đồng bộ giữa xử lý kỷ luật của Đảng với hình thức xử lý nào sau đây?

Kỷ luật của đoàn thể

Kỷ luật hành chính của Nhà nước

Xử lý hình sự

Tất cả A, B, C

17. “Đấu tranh phòng, chống tham nhũng đã trở thành phong trào, thành xu thế không thể đảo ngược, được đông đảo cán bộ, đảng viên, Nhân dân đánh giá cao, bạn bè quốc tế ghi nhận” là nội dung phát biểu của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị nào?

Hội nghị toàn quốc về công tác phòng, chống tham nhũng, ngày 05/05/2014

Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực giai đoạn 2012 - 2022, ngày 30/6/2022

Hội nghị toàn quốc về công tác phòng, chống tham nhũng, ngày 25/6/2018

Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng, giai đoạn 2013 - 2020, ngày 12/12/2020

18. Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được thành lập tại quyết định, ngày, tháng, năm nào?

Quyết định số 162-QĐ/TW, ngày 30/01/2012

Quyết định số 162-QĐ/TW, ngày 01/01/2012

Quyết định số 162-QĐ/TW, ngày 01/02/2013

Quyết định số 162-QĐ/TW, ngày 30/01/2013

19. Theo cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thành tựu cơ bản, quan trọng nhất trên lĩnh vực xây dựng Đảng là gì?

Đảng đã đề ra được và từng bước bổ sung, hoàn thiện dần đường lối đổi mới một cách đúng đắn, sáng tạo, hình thành ngày càng rõ hơn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta

Đảng đã khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với Chủ nghĩa Mác – Lênin là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng

Giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Có tiến bộ về thực hiện dân chủ trong Đảng và lãnh đạo thực hiện dân chủ trong xã hội

Đổi mới một bước tổ chức và cán bộ, nâng cao trình độ và sức chiến đấu của đội ngũ đảng viên; ngăn chặn được sự sa sút, yếu kém của nhiều tổ chức cơ sở đảng; bước đầu cải tiến phương thức lãnh đạo và phong cách công tác

20. “Phải đẩy nhanh hơn nữa tiến độ xây dựng, hoàn thiện thể chế, khắc phục bằng được những sơ hở, bất cập, những khó khăn, vướng mắc trong quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước để phòng, chống tham nhũng hiệu quả” là phát biểu kết luận của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại phiên họp thứ mấy của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực?

Phiên họp thứ 10

Phiên họp thứ 12

Phiên họp thứ 14

Phiên họp thứ 16

Nội dung thi Cuộc thi tìm hiểu Cuốn sách về phòng chống tham nhũng của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tỉnh Quảng Nam

Cuốn sách “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của đồng chí cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Cụ thể:

- Phần thứ nhất. “Một số vấn đề rút ra từ thực tiễn công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam”.

- Phần thứ hai: “Nhất quán phương châm: Phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực từ sớm, từ xa, cả ngọn lẫn gốc”.

- Phần thứ ba: “Trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt”.

Các hành vi tham nhũng theo Luật Phòng, chống tham nhũng 2018

Các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện bao gồm:

- Tham ô tài sản;

- Nhận hối lộ;

- Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản;

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;

- Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi;

- Giả mạo trong công tác vì vụ lợi;

- Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi;

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi;

- Nhũng nhiễu vì vụ lợi;

- Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.

Các hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước thực hiện bao gồm:

- Tham ô tài sản;

- Nhận hối lộ;

- Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi.

(Điều 2 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018)

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 9,945

Bài viết về

Phòng chống tham nhũng

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]