Tại phiên chất vấn Bộ trượng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, nhiều đại biểu rất lo lắng vấn đề nợ công có nhiều dấu hiệu không an toàn, nhưng Bộ trưởng Bộ Tài chính bảo vẫn an toàn. Phát biểu kết luận phần này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói: "Nợ công đang ở giới hạn pháp luật cho phép nhưng đã đe dọa an ninh tài chính vi mô".
Bộ trưởng Bộ Y tế: "Thuốc Việt Nam chất lượng tốt, giá vừa phải" Tham gia giải trình trước Quốc hội về việt quản lý giá thuốc, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị KIm Tiến nói, việc đấu thầu thuốc được thực hiện công khai, minh bạch và khách quan. Hiện Bộ Y tế đã tách các nhóm thuốc riêng biệt để dễ quản lý. Hiện nay, bảo hiểm y tế có 900 hoạt chất và hơn 11.000 loại thuốc. Con số này ở các nước ít hơn. Bộ y tế vẫn quản lý thuốc trong bảo hiểm y tế và cả thuốc ngoài thị trường, và hiện việc quản lý này là khá chặt. Về vấn đề thực trạng giá thuốc Việt Nam hiện nay so với các nước như thế nào, Bộ trưởng Bộ Y tế nói CPI về thuốc đứng thứ 9 trên 11 nhóm hàng. Giá thuốc Việt Nam thấp hơn Trung Quốc 1,5 lần và thấp hơn Thái Lan 2-3 lần. Đối với thuốc nội, tốc độ tắng thấp, đối với thuốc nhập, tốc độ tăng giá trrung bình. Hiện nay tổng số thuốc Việt Nam chiếm khoảng 5% thị trường. Chúng tôi khuyến khích dùng hàng Việt. Bà Tiến cho rằng Bộ Y tế chỉ nên làm công tác chuyên môn, không nên quản lý giá để tránh tình trạng "vừa đá bóng vừa thổi còi". Tuy nhiên cũng theo bà Tiến, thuốc Việt Nam hiện nay tốt, giá cả vừa phải. |
Theo chủ tích Quốc hội, một trong những hướng cần xử lý là tái cơ cấu nguồn vay. Đối với vay nước ngoài, thời gian vay càng dài càng tốt, nếu vay được thời gian dài với lãi suất thấp thì không quá lo lắng.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh: 50% nợ công, nợ chính phủ đến nay toàn vay ngắn hạn. Trong giai đoạn hiện nay, kinh tế vĩ mô ổn định, chúng ta hoàn toàn có thể chuyển những khoản vay ngắn hạn sang dài hạn.
"Cần cân đối thu ngân sách Nhà nước đúng, đủ để đảm bảo khả năng trả nợ của quốc gia. Hiện chúng ta đang phải vay để trả nợ, điều này khiến đại biểu rất lo lắng và Bộ trưởng Bộ Tài chính cũng rất lo lắng" - ông Hùng nói.
Về nguyên tắc, chúng ta vay để đầu tư, bội chi là để đầu tư chứ không phải để trả nợ, cần tăng thu để trả nợ. Hiện nay đang dùng khoảng 60-70 nghìn tỷ để trả nợ, điều này rất đáng ngại.
"Đề nghị Bộ trưởng, Chính phủ rá soát, cân đối phương án vay báo cáo dể Quốc hội an tâm" - Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Ngân sách năm nay có khả năng vượt thu, cần dùng khoản vượt thu đó để trả nợ. Bên cạnh đó cần tăng cường quản lý đội ngũ cán bộ hải quan, thuế có năng lực chuyên sâu, trong sạch để làm việc.
Chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng yêu cầu Bộ trưởng Bộ tài chính bám sát tiến độ cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước. Cơ bản các doanh nghiệp hiện nay phải cổ phần hóa để tăng thêm nguồn vốn, đổi mới quản trị. Công tác định giá phải công khai, minh bạch trên thị trường chứng khoán để tránh thất thoát nguồn vốn. Bên cạnh đó cần nâng cao quản lý sau khi cổ phần hóa để làm cho hoạt động của doanh nghiệp rõ ràng, minh bạch hơn.
Đầu tư củaTrung Quốc không lớn
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (Đoàn TP.HCM) chất vấn Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng câu hỏi mà nhiều cử tri gửi gắm tới ông: "Đề nghị Bộ trưởng cho biết mức độ phụ thuộc, và lệ thuộc nếu có của kinh tế của Việt Nam vào Trung Quốc?".
Ông Nghĩa cũng đề nghị Bộ trưởng thông tin cụ thể về các khoản nợ công của chúng ta đối với Trung Quốc là bao nhiêu: khoản nợ của nguồn vốn ODA và hiệu quả của các dự án này, tình hình các doanh nghiệp Trung Quốc thâu tóm, chi phối nền kinh tế, thị trường Việt Nam qua việc thâu tóm các công ty...
Ông Nghĩa đề nghị Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nói cụ thể các giải pháp của Chính phủ nói chung và Bộ tài chính nói chung khắc phụ tình trạng nguy cơ phụ thuộc Trung Quốc.
Câu hỏi này được chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng đánh giá là câu hỏi hay, đề nghị Bộ trưởng Đjnh Tiến Dũng lưu ý.
Trả lời câu hỏi trên của ĐB Trương Trọng Nghĩa, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng khẳng định: Mức độ vay của Trung Quốc không nhiều.
Thứ nhất là về chứng khoán thì đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư TQ vào VN chỉ có 0,33%, so với quy mô thị trường chúng ta thì mức đầu tư của Trung Quốc là không lớn.
Còn về đầu tư dài hạn thì có hai nhà đầu tư đầu tư vào hai công ty, các nhà đầu tư nhỏ thì không đáng kể. Tuy nhiên, đây là việc đầu tư dài hạn, không lo ảnh hưởng lớn.
Về tổng số nợ vay của Trung Quốc, ODA: đại biểu hỏi vào những con số cụ thể, cũng ít nhiều có tính nhạy cảm. Bộ tài chính cũng đã có chuẩn bị đầy đủ nhưng xin phép Quốc hội không báo cáo ở đây. "Bộ tài chính xin trao đổi riêng với đại biểu Nghĩa", ông Dũng trả lời.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng kết luận: "Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng đã trả lời rõ ràng câu hỏi của đại biểu Nghĩa. Kinh tế của chúng ta không phụ thuộc vào Trung Quốc. Chúng ta hợp tác làm ăn, nếu thua thì hai bên cùng thua. Vay mượn của chúng ta đối với Trung Quốc cũng không nhiều".
Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng cũng đề nghị Bộ trưởng Dũng trao đổi với đại biểu Trương Trọng Nghĩa về các con số cụ thể liên quan các khoản nợ của Trung Quốc vì đó là các con số cụ thể.
Đặc biệt, đại biểu Trương Minh Hoàng (Cà Mau) đặt vấn đề lấy kinh phí đâu để bù đắp những chi phí đã chi cho biển Đông. Trong khi đó, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về mức độ phụ thuộc kinh tế của Việt Nam vào Trung Quốc.
Hôm nay, hai bộ trưởng trả lời chất vấn
Từ 8g sáng 11-6, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng tiếp tục trả lời chất vấn các đại biểu Quốc hội. Những vấn đề ngân sách, tài chính, kinh tế tiếp tục được các đại biểu quan tâm đặt câu hỏi.
Từ 8g50 đến 9g, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu kết thúc phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Sau đó là phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận.
Bộ trưởng các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Lao động, Thương binh và Xã hội, Nội vụ tham gia giải trình làm rõ thêm những vấn đề liên quan.
T.MAI - C.MAI
Theo Tuổi Trẻ