Trước lo lắng của nhiều người bệnh về việc chi trả cho
chi phí thuốc điều trị bị cắt giảm, ông Phạm Lương Sơn (ảnh), Trưởng ban thực
hiện chính sách BHYT (Bảo hiểm xã hội) Việt Nam đã có lý giải về vấn đề này.
Thưa ông, từ 1/1/2015, nhiều loại
thuốc chữa ung thư sẽ bị cắt khỏi danh mục thuốc BHYT chi trả. Điều này có gây
nên tình trạng thiếu thuốc chữa ung thư cho người bệnh không, thưa ông?
Quá trình xây dựng danh mục thuốc BHYT được tiến hành rất
khách quan, thận trọng. Bất cứ loại thuốc nào để đưa vào danh mục thuốc phải
thoải mãn 3 nhóm điều kiện: Thứ nhất thuốc đó phải được lưu hành tại thị trường
Việt
Để đưa ra được danh sách này, rất nhiều chuyên gia đầu ngành đã được mời tham gia hội đồng tư vấn. Ý kiến của chuyên gia từ ung thư, tim mạch, tiêu hóa, thuốc kháng sinh... được mang ra bàn thảo nhiều lần, đảm bảo thuốc đưa vào danh mục phải đảm bảo đủ thuốc cho nhu cầu điều trị và đảm bảo chất lượng.
Trong danh mục nhóm thuốc điều trị ung thư không chỉ có
loại thuốc đó, mà trong danh mục đã có 4 loại thuốc khác đáp ứng nhu cầu điều
trị. Đây cũng là sự cân nhắc thận trọng, vừa đảm bảo tính pháp lý, vừa đảm bảo
công bằng trong chăm sóc y tế.
Ông
có thể lý giải vì sao lại cắt giảm các loại thuốc này ra khỏi danh mục thuốc
được BHYT và nguyên nhân gì lại hạ mức chi trả từ 100% xuống 30 - 50% với một
số loại thuốc này?
Danh mục thuốc BHYT lần này tưởng là tổng số lượng thuốc ít hơn vì loại bỏ một số loại thuốc, nhưng thực tế có đến 44 loại thuốc mới được đưa vào danh mục BHYT chi trả.
Tôi xin nói lại, tất cả các loại thuốc được đưa vào hay đưa ra khỏi danh mục đều được sự tư vấn kỹ càng của các chuyên gia đầu ngành. Việc hạ mức chi trả cũng được cân nhắc rất kỹ, vừa để đảm bảo tính công bằng, vừa đảm bảo hiệu quả điều trị và đảm bảo cả sự cân đối của quỹ BHYT.
Tôi ví dụ, trong nhóm thuốc được BHYT chi trả 50% trước đó theo quy định của thông tư 31 (là những thuốc nằm ngoài danh mục của Bộ Y tế nhưng với những người tham gia BHYT liên tục từ 36 tháng trở lên sẽ được hưởng 50%) thì nay trong luật sửa đổi, 8 loại thuốc này chính thức được đưa vào trong danh mục của Bộ Y tế để thanh toán.
Trong số những thuốc đưa vào, có 4 thuốc đang ở mức thanh
toán 100% giảm xuống còn từ 30 - 50%. Đây là một trong những vấn
đề ban soạn thảo, hội đồng tư vấn, các chuyên gia đầu ngành rất cân nhắc. Bởi
đó là những thuốc chi phí rất cao mà hiệu quả điều trị chưa thực sự được chứng
minh rõ ràng. Không chỉ là ý kiến của các chuyên gia đầu ngành Việt
Ví dụ như một loại thuốc điều trị viêm gan C. Đây là một loại thuốc rất đắt tiền. Dù mong muốn đáp ứng mọi nhu cầu người bệnh, kể cả đáp ứng nhu cầu của một số ít người mắc các bệnh này vì chi phí cao, đắt tiền, chúng tôi cũng cố gắng để đưa vào. Nhưng với loại thuốc rất đắt này, bài toán đặt ra, nếu thanh toán thuốc này mà không có điều kiện, theo tính toán của các chuyên gia nó có thể lên tới 90 nghìn tỷ trong một năm. Trong khi đó, quỹ BHYT đến 2015 chúng ta mới thu được trên 53 nghìn tỷ.
Ngay
từ 1/1/2015 Luật BHYT sửa đổi đã có hiệu lực, trong đó rất đáng chú ý khi hạ
mức chi trả của một số nhóm thuốc từ 100% xuống 30 - 50% như đã nói, rồi ngừng
chi trả cho người bệnh khám bảo hiểm vượt tuyến. Việc đột ngột giảm mức chi
trả, cắt giảm thuốc thuốc sẽ khiến người bệnh rất lo lắng. Trong khi đó, quỹ
BHYT còn kết dư hơn 25 nghìn tỷ. Vậy tại sao BHXH VN không tính toán kéo dài lộ
trình thực hiện để người bệnh có thẻ BHYT thích nghi với sự thay đổi này?
Nguồn quỹ BHYT đến nay dù kết dư trên 25 nghìn tỷ nhưng vẫn chưa nhiều. Bởi theo quy định của Luật Quỹ BHYT cần có số dự phòng tối thiểu là tổng chi phí của 2 quý liền kề, tối đa là tổng chi phí của 2 năm liền kề. Với số tiền kết dư như hiện nay chúng ta chưa đáp ứng điều kiện 1.
Hơn nữa, việc điều chỉnh này, ví như không thanh toán cho khám bệnh ngoại trú vượt tuyến là nhằm đảm bảo không có sự qua tải ở các bệnh viện một cách vô lý. Vấn đê nữa là làm sao để đảm bảo thực hiện phân tuyến chuyên môn kỹ thuật theo đúng quy định của ngành y tế. Vì thế, việc khám chữa bệnh ngoại tuyến không được khuyến khích. Nhưng bên cạnh đó, để đáp ứng nhu cầu cho một số người có nhu cầu khám vượt tuyến, trái tuyến thì nâng mức hưởng vượt tuyến ở khu vực nội trú ở khu vực bệnh viện truyến trung ương lên 40%, tuyến tỉnh lên 60%.
Còn với việc chi trả, cắt giảm một số loại thuốc, như đã nói ở trên đã được tính toán kỹ, đảm bảo quyền lợi của người bệnh tham gia BHYT, đảm bảo hiệu quả điều trị, đảm bảo đủ thuốc cho người bệnh.
Xin cảm ơn ông!
Hồng Hải (ghi)