Đạn phòng không Syria trên bầu trời Damascus. Ảnh: Twitter.
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT xin chia sẻ như sau:
Theo Hiến chương của Liên hợp quốc năm 1945 cấm việc “sử dụng vũ lực” (trong đó có bao gồm chiến tranh, cuộc xâm lược…) đối với bất kỳ một quốc gia, vùng lãnh thổ nào trừ trường hợp quy định tại Điều 42 và 51 của Hiến chương.
Điều 42: Nếu Hội đồng bảo an nhận thấy những biện pháp nói ở điều 41 là không thích hợp, hoặc tỏ ra là không thích hợp, thì Hội đồng bảo an có quyền áp dụng mọi hành động của hải, lục, không quân mà Hội đồng bảo an xét thấy cần thiết cho việc duy trì hoặc khôi phục hoà bình và an ninh quốc tế. Những hành động này có thể là những cuộc biểu dương lực lượng, phong toả và những cuộc hành quân khác, do các lực lượng hải, lục, không quân của các quốc gia thành viên Liên hợp quốc thực hiện.
Điều 51: Không có một điều khoản nào trong Hiến chương này làm tổn hại đến quyền tự vệ cá nhân hay tập thể chính đáng trong trường hợp thành viên Liên hợp quốc bị tấn công vũ trang cho đến khi Hội đồng bảo an chưa áp dụng được những biện pháp cần thiết để duy trì hoà bình và an ninh quốc tế. Những biện pháp mà các thành viên Liên hợp quốc áp dụng trong việc bảo vệ quyền tự vệ chính đáng ấy phải được báo ngay cho Hội đồng bảo an và không được gây ảnh hưởng gì đến quyền hạn và trách nhiệm của Hội đồng bảo an, chiểu theo Hiến chương này, đối với việc Hội đồng bảo an áp dụng bất kỳ lúc nào những hành động mà Hội đồng thấy cần thiết để duy trì hoặc khôi phục hoà bình và an ninh quốc tế.
Việc Mỹ tấn công Syria không phải để tự vệ và cũng không thuộc trường hợp được Hội đồng bảo an Liên hợp quốc thông qua. Như vậy, hành vi đơn phương tấn công Syria của Mỹ được xem là vi phạm Hiến chương của Liên hợp quốc năm 1945.
Thanh Hữu