Sự dứt khoát trong hành động của
Medvedev hứa hẹn mang lại kết quả tốt đẹp. Các quan chức Kremlin cho hay, tỉ lệ
thực thi các chỉ thị của ông đã vượt
xa người tiền nhiệm Vladimir Putin trong những năm đầu quyền lực của mình.
Ông Medvedev đã yêu cầu Trưởng công tố Yury Chaika soạn dự thảo hỗ trợ các công tố viên trong việc kiểm tra kê khai tài sản của quan chức.
Phần nổi của tảng băng
“Chuẩn bị sửa đổi luật pháp. Tôi đã sẵn sàng ủng hộ họ trong việc kiểm tra rõ ràng và hiệu quả hơn”, ông Medvedev trả lời khi nghe than phiền từ Chaika về những quy định lỏng lẻo quanh việc kiểm tra thu nhập.
Đây được coi là một trong những nỗ lực lớn hơn của Tổng thống Nga trong cuộc chiến chống tham nhũng. Medvedev đã yêu cầu Chaika đưa thông tin về thu nhập ra kiểm tra công khai. “Sức mạnh của nỗ lực này nằm ở thông tin. Nếu chúng ta che giấu thông tin thì tốt hơn là không kiểm tra cái gì cả”, ông nói.
Tổng thống Medvedev: Sức mạnh chống tham nhũngnằm ở thông tin. Ảnh: picasaweb |
Chaika nhấn mạnh, các công tố viên không có công cụ hợp pháp để điều tra việc liệu quan chức có cất giấu tài sản ở nước ngoài hay không. Theo ông, có hơn 41.000 vi phạm được phát hiện trong những kê khai thu nhập năm 2008, và 6.000 quan chức bị khiển trách.
Tuy nhiên, vị Trưởng công tố cũng nhấn mạnh, con số trên chỉ là phần nổi của tảng băng. Ông cho biết, hơn 9.000 quan chức Bộ Nội vụ không báo cáo thu nhập của họ và những người thân. Đối với những bản kê khai thu nhập được đệ trình thì có tới 200 vi phạm đã tìm thấy chỉ riêng ở trụ sở của Bộ Nội vụ, 300 vi phạm được phát hiện tại Bộ Quốc phòng. Rất nhiều vi phạm liên quan tới che giấu thông tin về việc sở hữu cổ phần trong các doanh nghiệp hay tham gia quản lý tại các công ty. Chaika cho hay, một số trường hợp phạm tội đã bị phát hiện.
Cho tới nay, mới chỉ có báo cáo về một trường hợp quan chức cấp cao bị trừng phạt vì làm sai lệch kê khai thu nhập. Đó là vào tháng 9 khi ông Medvedev sai thải một tướng quân đội, Viktor Gaidukov, vì không báo cáo về một số tài khoản ngân hàng.
Tham nhũng trong mua sắm công
Tổng thống Nga quyết định thúc đẩy chiến dịch chống tham nhũng nhằm vào các quan chức không kê khai hoặc kê khai trái ngược với cuộc sống xa hoa của họ.
Yelena Panfilova, phụ trách văn phòng Nga của Tổ chức Minh bạch quốc tế cho rằng, luật pháp hiện tại đủ để chống tham nhũng nếu nó được thực hiện một cách triệt để. Theo bà, thách thức lớn nhất là thiếu một lực lượng đặc nhiệm đủ điều kiện đối phó với vấn đề này. Bà cho rằng, thay vì điều chỉnh luật pháp, ông Medvedev nên thành lập một tổ chức để đào tạo các nhà điều tra tài chính.
Tổng thống Nga yêu cầu quan chức chính phủ báo cáo ông về những gì đã được thực hiện để tổ chức các đơn đặt hàng trong mua sắm công. Ông chỉ thị các quan chức phải giải thích về mức giá ban đầu mà họ đưa ra cho những nhà thầu, và bản thân các nhà thầu cũng cần được giám sát tốt hơn.
Trên nhiều blog đã có các cuộc tranh cãi về tình trạng tham nhũng trong mua sắm công, như khi các cơ quan chính phủ đặt hàng hóa hay dịch vụ ở mức giá cao hơn hẳn giá thị trường hoặc đưa ra các đơn đặt hàng theo cách chỉ có một nhà cung cấp có thể thích hợp được.
Người đứng đầu Cục Chống độc quyền liên
bang, Igor Artemyev, hôm thứ hai cho hay, cơ quan của ông đã phát triển một cơ
chế đăng ký trực tuyến cho phép giám sát thời gian thực của mỗi hồ sơ dự thầu và
tạo điều kiện truy cập dữ liệu dự thầu trong 10 năm. Tổng thống Medvedev đánh
giá cao nỗ lực này.
Chương trình Sáng kiến Phòng chống tham nhũng Việt Nam (VACI) 2011 với chủ đề: “Tăng cường liêm chính công và thực thi pháp luật góp phần phòng chống tham nhũng hiệu quả” sẽ hỗ trợ kinh phí trực tiếp ít nhất 20 ý tưởng khả thi nhằm phòng chống tham nhũng theo chủ đề trên để thực hiện, mỗi khoản tài trợ lên tới 290 triệu đồng. Tất cả cơ quan nhà nước, các tổ chức, đoàn thể ở cấp địa phương đều có thể gửi đề án tham gia chương trình. Vòng chung kết cuộc thi và diễn đàn Trao đổi tri thức - hai hoạt động chính của chương trình - sẽ được tổ chức ngày 18-19/8/2011 tại Hà Nội. VACI do Thanh tra Chính phủ, Ngân hàng Thế giới và các nhà đồng tài trợ: Chương trình Viện trợ phát triển Australia (AusAID), Bộ Phát triển quốc tế Vương quốc Anh (DFID-UK), Đại sứ quán Bỉ, Đại sứ quán Phần Lan và Đại sứ quán Thụy Điển tổ chức để hỗ trợ các ý tưởng sáng tạo nhằm giảm thiểu tham nhũng, tăng cường minh bạch, mang tới môi trường sống tốt đẹp hơn cho mọi người. |