Chính sách mới >> Tham nhũng 10/04/2023 17:01 PM

Khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị quyết về phòng chống tham nhũng đến năm 2030

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
10/04/2023 17:01 PM

Ngày 08/4/2023, Chính phủ ban hành Nghị quyết 50/NQ-CP, trong đó yêu cầu Thanh tra Chỉnh phủ khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị quyết về phòng chống tham nhũng đến năm 2030.

Khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị quyết về phòng chống tham nhũng đến năm 2030

Khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị quyết về phòng chống tham nhũng đến năm 2030 (Hình từ Internet)

Ngày 08/4/2023, Chính phủ ban hành Nghị quyết 50/NQ-CP về Hội nghị Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2023.

Trong đó, Chính phủ đã đưa ra các nội dung công việc đối Thanh tra Chính phủ như sau:

Khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị quyết về phòng chống tham nhũng đến năm 2030

Cụ thể tại Nghị quyết 50/NQ-CP, Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương khẩn trương hoàn thiện, trình Chính phủ dự thảo Nghị quyết ban hành Chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũng đến năm 2030 và các dự thảo Nghị định quy định chi tiết Luật Thanh tra, bảo đảm chất lượng, đúng tiến độ.

Đồng thời, theo dõi, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương thực hiện Nghị quyết 623/NQ-UBTVQH15 về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; rà soát các vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, kéo dài, nhất là các vụ việc tiềm ẩn phức tạp về an ninh, trật tự.

Ngoài ra, còn tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai trong các kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại một số tỉnh, thành phố để báo cáo lại Bộ Chính trị.

Hiện nay, Ban Chỉ đạo xây dựng Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo), gồm:

1. Ông Lê Minh Khái, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo.

2. Ông Đoàn Hồng Phong, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thanh tra Chính phủ, Phó Trưởng ban Thường trực.

3. Ông Mai Văn Chính, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương, Phó Trưởng ban.

4. Ông Nguyễn Thái Học, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng ban.

5. Ông Vũ Khắc Hùng, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Phó Trưởng ban.

6. Ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Phó Trưởng ban.

7. Ông Nguyễn Trí Tuệ, Phó Chánh án Thường trực Tòa án nhân dân tối cao, Phó Trưởng ban.

8. Ông Nguyễn Quang Dũng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Phó Trưởng ban.

9. Ông Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an, Phó Trưởng ban.

10. Ông Phan Xuân Thủy, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, thành viên;

11. Ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thành viên.

12. Ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Tổng Kiểm toán nhà nước, thành viên.

13. Ông Bùi Ngọc Lam, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ, thành viên.

14. Ông Cao Huy, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, thành viên.

15. Ông Trần Duy Đông, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thành viên.

16. Ông Vũ Chiến Thắng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, thành viên.

17. Bà Nguyễn Thị Phương Hoa, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, thành viên.

18. Ông Phạm Đức Long, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, thành viên.

19. Ông Phan Chí Hiếu, Thứ trưởng Bộ Tư pháp, thành viên.

20. Ông Nguyễn Đức Chi, Thứ trưởng Bộ Tài chính, thành viên.

Trong đó, nhiệm vụ quyền hạn của Ban Chỉ đạo như sau:

- Chỉ đạo việc xây dựng Nghị quyết của Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2030, trong đó bao gồm các nhiệm vụ kế hoạch để thực hiện Công ước liên hợp quốc về chống tham nhũng và Thông báo Kết luận 12-TB/TW năm 2022.

- Trưởng Ban Chỉ đạo phân công nhiệm vụ cụ thể đối với các thành viên Ban Chỉ đạo, được sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ để điều hành hoạt động của Ban Chỉ đạo. Các Phó Trưởng Ban Chỉ đạo, Thành viên Ban Chỉ đạo sử dụng con dấu của bộ, cơ quan nơi công tác để chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ.

Ban Chỉ đạo chấm dứt hoạt động sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

- Trưởng Ban chỉ đạo thành lập Tổ công tác liên ngành giúp việc Ban chỉ đạo do một đồng chí Phó Tổng Thanh tra Chính phủ làm Tổ trưởng, thành viên là cán bộ thuộc các cơ quan tham gia Ban Chỉ đạo, các bộ, ngành, cơ quan liên quan.

(Điều 1 và Điều 2 Quyết định 1521/QĐ-TTg ngày 09/12/2022)

Tiêu chí đánh giá về công tác phòng chống tham nhũng

Việc đánh giá về công tác phòng chống tham nhũng được thực hiện theo các tiêu chí sau đây:

- Số lượng, tính chất và mức độ của vụ việc, vụ án tham nhũng;

- Việc xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng;

- Việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng;

- Việc phát hiện và xử lý tham nhũng;

- Việc thu hồi tài sản tham nhũng.

(Điều 17 Luật Phòng chống tham nhũng 2018)

Xem thêm nội dung tại Nghị quyết 50/NQ-CP ngày 08/4/2023.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 12,123

Bài viết về

Phòng chống tham nhũng

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]