Vậy bây giờ công ty tôi có phải thanh toán tiền lương cho các ngày nghỉ đó từ năm 2010 đến nay hay chỉ cần thanh toán cho số ngày nghỉ hàng năm bắt đầu từ năm 2013 trở lại (năm 2013 là Bộ luật lao động 2012 chưa có hiệu lực)? - Đây thắc mắc của chị Trương Thị Thu Minh (Email: thuminhtruongthi***@gmail.com).
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT xin được giải đáp như sau:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 114 Bộ luật lao động 2012:
1. Người lao động do thôi việc, bị mất việc làm hoặc vì các lý do khác mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ.
Theo đó, nếu trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động thì công ty phải có trách nhiệm thanh toán hết các khoản tiền tương ứng với các ngày phép chưa được nghỉ này.
Mặc dù, trong trường hợp này, công ty vẫn chưa thanh toán chi phí ngày nghỉ hàng năm cho người lao động từ trước năm 2013 (thời điểm Bộ luật lao động 2012 có hiệu lực). Nhưng do Bộ luật 2012 ra đời là sự kế thừa các quy định của Bộ luật lao động 1994 và các quy định hướng dẫn.
Và cũng tại Điều 10 Nghị định 195-CP ngày 31/12/1994 quy định:
Người lao động được trả lương những ngày chưa nghỉ hàng năm hoặc ngày chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm theo Khoản 3 Điều 76 của Bộ luật lao động trong các trường hợp sau đây:
1- Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động để làm nghĩa vụ quân sự;
2. Hết hạn hợp đồng lao động; đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; bị mất việc làm do thay đổi cơ cấu công nghệ; bị sa thải; nghỉ hưu; chết.
Do đó, trường hợp, người lao động vẫn tiếp tục làm việc từ 2010 đến nay và chưa nghỉ hết ngày phép tương ứng với các năm thì công ty phải có trách nhiệm thanh toán hết tất cả các ngày chưa nghỉ đó.
Đồng thời lưu ý, về nguyên tắc là phép năm không dùng hết phải được trả tiền. Và tiền phép năm này sẽ tính theo từng năm (hết năm nào thì phải trả cho năm đó). Như vậy, việc 08 năm nay công ty chưa trả phép cho người lao động là sai quy định.
Trường hợp công ty không chi trả các khoản tiền lương thanh toán cho những ngày chưa nghỉ phép này (các khoản tiền lương phải trả khi người lao động ngừng việc), nếu bị kiểm tra phát hiện thì có thể bị xử phạt theo quy định sau:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
(Xem chi tiết tại Khoản 3 Điều 13 Nghị định 95/2013/NĐ-CP)
Dù hiện nay, cũng có quy định về việc cộng dồn ngày phép cho người lao động, tức cho phép người lao động và người sử dụng lao động được thỏa thuận nghỉ gộp tối đa 03 năm/lần, nhưng nếu khi hết thời gian này mà người lao động chưa nghỉ hết thì sẽ quay lại nguyên tắc cơ bản ban đầu là phải trả tiền cho người lao động.
Tham khảo chi tiết về Chế độ ngày nghỉ hàng năm của người lao động TẠI ĐÂY.
Hồng Phương