Phổ biến nhất là doanh nghiệp chuyển người lao động qua làm công việc khác có tính chất khó khăn hơn, nhàm chán, không phù hợp với người lao động.
Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
Pháp luật lao động hiện hành cũng đã có quy định để bảo vệ người lao động trong trường hợp này, cụ thể tại Điểm c Khoản 2 Điều 7 Văn bản hợp nhất 4756/VBHN-BLĐTBXH ngày 19/11/2015 hợp nhất Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 7 triệu đồng đối với hành vi chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động không đúng lý do, thời hạn hoặc không có văn bản đồng ý của người lao động theo quy định của pháp luật.
Bởi vậy, khi giao kết hợp đồng lao động thì người lao động cần xem xét kỹ hợp đồng lao động, yêu cầu doanh nghiệp bổ sung (nếu chưa có) vào hợp đồng hợp đồng một cách cụ thể, rõ ràng công việc của mình làm là gì, như vậy sẽ tránh trường hợp sau này “cơm không lành, canh không ngọt” thì Công ty cũng không thể tự ý điều chuyển mình làm công việc khác.
Trường hợp doanh nghiệp vi phạm thì người lao động có thể ý kiến lên công đoàn, cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được giúp đỡ.
Hữu Phạm