Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT xin được giải đáp như sau:
Tại điểm đ Khoản 1 Điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định: “Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính”. Như vậy, Cảnh sát giao thông phải chứng minh bạn vi phạm thì mới được lập biên bản xử phạt.
Trường hợp, bạn không chấp nhận mình có lỗi và không chịu ký vào biên bản vi phạm nhưng Cảnh sát giao thông vẫn quyết định lập biên bản để làm cơ sở xử phạt thì Cảnh sát giao thông phải cần có 02 người làm chứng theo Khoản 9 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.
Nếu bạn bị xử phạt mà không đồng ý với quyết định xử phạt đó thì bạn thực hiện quyền của mình theo Khoản 1 Điều 7 Luật khiếu nại 2011.
Điều 7. Trình tự khiếu nại
1. Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Hữu Phạm