Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
Theo đó, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn toàn ngành một số nội dung sau:
Về đánh giá việc tuân theo pháp luật tố tụng trong quá trình kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai:
- Về xác định thời hiệu khởi kiện:
Khiếu kiện liên quan đến quản lý nhà nước về đất đai thường là khiếu nại kéo dài, chưa được giải quyết dứt điểm nên khi kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai cần chú ý đến việc xác định thời hiệu khởi kiện theo quy định tại Điều 116 Luật Tố tụng hành chính 2015 (01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định hành chính; quyết định giải quyết khiếu nại).
Trong đó, việc xác định thời điểm nhận được quyết định hành chính thông qua các hình thức giao nhận trực tiếp; nhận qua đường bưu điện; nhận qua chính quyền địa phương cần căn cứ vào tài liệu như biên bản giao nhận, dấu bưu điện…
Trường hợp không thể nhận được quyết định hành chính thì thời điểm được tính từ khi người khởi kiện biết được có quyết định đó như: như số; ngày; tháng; năm; cơ quan, người có thẩm quyền ban hành quyết định, nội dung của quyết định mà quyết định đó làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của họ.
- Về xác định đối tượng khởi kiện;
- Về xác định thẩm quyền trong trường hợp vừa có đơn khiếu nại, vừa có đơn khởi kiện;
- Về thu thập tài liệu, chứng cứ, áp dụng pháp luật của Tòa án.
Những lưu ý đối với một số loại án cụ thể:
- Vụ án hành chính về thu hồi đất đai;
- Vụ án hành chính về bồi thường khi thu hồi đất;
- Vụ án hành chính khởi kiện quyết định xử phạt hành chính đối với hành vi lấn chiếm đất công;
- Vụ án hành chính liên quan đến việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Vụ án hành chính khởi kiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai;
- Vụ án hành chính khởi kiện quyết định giải quyết khiếu nại về đất đai.
Xem chi tiết nội dung tại Hướng dẫn 22/HD-VKSTC ngày 05/6/2020.
Châu Thanh