Mức lương tối thiểu tại TP.HCM, Hà Nội

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
19/08/2020 14:46 PM

Mức lương đối với NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động tại Thành phố Hồ Chính Minh và Thành phố Hà Nội hiện nay không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng được quy định tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP.

Mức lương tối thiểu tại TP.HCM

Quận/huyện/thị xã

Thuộc vùng

Mức lương tối thiểu

(Đồng/tháng)

- Quận 1, Quận 2, Quận 3, Quận 4, Quận 5, Quận 6, Quận 7, Quận 8, Quận 9, Quận 10, Quận 11, Quận 12, Bình Thạnh, Tân Phú, Tân Bình, Bình Tân, Phú Nhuận, Gò Vấp, Thủ Đức

- Các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè

I

4.420.000

- Huyện Cần Giờ

II

3.920.000

Mức lương tối thiểu tại Thành phố Hà Nội

Quận/huyện/thị xã

Thuộc vùng

Mức lương tối thiểu

(Đồng/tháng)

- Các quận: Ba Đình, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Đống Đa,  Hà Đông, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Long Biên, Nam Từ Liêm, Tây Hồ, Thanh Xuân.

- Các huyện: Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì,  Thường Tín, Hoài Đức, Thạch Thất, Quốc Oai, Thanh Oai, Mê Linh, Chương Mỹ

- Thị xã Sơn Tây

I

4.420.000

- Các huyện: Ba Vì, Đan Phượng, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Ứng Hòa, Mỹ Đức

II

3.920.000

Trên đây là mức lương tối thiểu áp dụng với NLĐ làm công việc giản đơn nhất; mức lương tối thiểu đối với NLĐ làm công việc đòi hỏi NLĐ đã qua học nghề, đào tạo nghề cao hơn ít nhất 7% so với mức lương kể trên.

Trong đó, người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề bao gồm:

- Người đã được cấp chứng chỉ nghề, bằng nghề, bằng trung học chuyên nghiệp, bằng trung học nghề, bằng cao đẳng, chứng chỉ đại học đại cương, bằng đại học, bằng cử nhân, bằng cao học hoặc bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ theo quy định của pháp luật;

- Người đã được cấp bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, bằng tốt nghiệp đào tạo nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ; văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp; văn bằng giáo dục đại học và văn bằng, chứng chỉ giáo dục thường xuyên theo quy định tại của pháp luật;

- Người đã được cấp chứng chỉ theo chương trình dạy nghề thường xuyên, chứng chỉ sơ cấp nghề, bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc đã hoàn thành chương trình học nghề theo hợp đồng học nghề quy định của pháp luật;

- Người đã được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo quy định của pháp luật về việc làm;

- Người đã được cấp văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng; đào tạo thường xuyên và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác theo quy định tại Luật Giáo dục nghề nghiệp;

- Người đã được cấp bằng tốt nghiệp trình độ đào tạo của giáo dục đại học theo quy định tại Luật Giáo dục đại học;

- Người đã được cấp văn bằng, chứng chỉ của cơ sở đào tạo nước ngoài;

- Người đã được doanh nghiệp đào tạo nghề hoặc tự học nghề và được doanh nghiệp kiểm tra, bố trí làm công việc đòi hỏi phải qua đào tạo nghề.

Thanh Lợi

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 21,760

Bài viết về

lĩnh vực Lao động - Tiền lương

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]