06 đối tượng được miễn đào tạo nghề Thừa phát lại

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
25/09/2020 08:11 AM

Hiện hành, cá nhân phải tham gia khoá đào tạo nghề Thừa phát lại để được xem xét bổ nhiệm làm Thừa phát lại. Tuy nhiên, Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định có 06 đối tượng được miễn tham gia khoá đào tạo này, cụ thể:

Thừa phát lại

Lớp đào tạo nghề Thừa phát lại (Ảnh minh hoạ).

Những đối tượng sau đây sẽ được miễn tham gia khoá đào tạo nghề Thừa phát lại:

(1) Người đã có thời gian làm thẩm phán, kiểm sát viên, chấp hành viên, điều tra viên từ 05 năm trở lên;

(2) Luật sư, công chứng viên đã hành nghề từ 05 năm trở lên;

(3) Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sĩ luật;

(4) Người đã là thẩm tra viên chính, thẩm tra viên cao cấp ngành tòa án, kiểm tra viên chính, kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát;

(5) Người đã là thanh tra viên cao cấp, chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật;

(6) Người đã là thẩm tra viên chính, thẩm tra viên cao cấp ngành thi hành án dân sự.

- Người được miễn đào tạo nghề Thừa phát theo quy định trên phải tham gia khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại tại Học viện Tư pháp với thời gian tham gia là 03 tháng.

- Hồ sơ đăng ký tham gia khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại được lập thành 01 bộ bao gồm:

+ Giấy đăng ký tham gia khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.

+ Bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm theo bản chính giấy tờ chứng minh là người được miễn đào tạo nghề Thừa phát lại để đối chiếu.

- Người hoàn thành khóa bồi dưỡng sẽ được cấp Giấy chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại.

(Theo Khoản 2, 3, 5 Điều 7 Nghị định 08/2020/NĐ-CP).

Thùy Liên

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 6,352

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]