Quy định về xét xử kín tại Hiến pháp và Bộ luật Tố tụng hình sự

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Dương Châu Thanh
30/11/2020 15:42 PM

Việc xét xử phải được tiến hành công khai, công bằng, kịp thời trong thời hạn luật định. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp Tòa án có thể xét xử kín.

Quy định về xét xử kín tại Hiến pháp và Bộ luật Tố tụng hình sự

Quy đnh v xét x kín ti Hiến pháp và B lut T tng hình s

Quy đnh v xét x kín ti Hiến pháp 2013:

- Tại khoản 2 Điều 31: "2. Người bị buộc tội phải được Tòa án xét xử kịp thời trong thời hạn luật định, công bằng, công khai. Trường hợp xét xử kín theo quy định của luật thì việc tuyên án phải được công khai."

- Tại khoản 3 Điều 103: "3. Tòa án nhân dân xét xử công khai. Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự, Tòa án nhân dân có thể xét xử kín."

Quy đnh v xét x kín ti Bộ luật Tố tụng hình sự 2015:

- Tại Điều 25: "Tòa án xét xử công khai, mọi người đều có quyền tham dự phiên tòa, trừ trường hợp do Bộ luật này quy định. Trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người dưới 18 tuổi hoặc để giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự thì Tòa án có thể xét xử kín nhưng phải tuyên án công khai."

- Tại điểm b khoản 1 Điều 255:

"Điều 255. Quyết định đưa vụ án ra xét xử

1. Quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm ghi rõ:

...b) Xét xử công khai hay xét xử kín;..."

- Tại điểm c khoản 1 Điều 279:

"Điều 279. Giải quyết yêu cầu, đề nghị trước khi mở phiên tòa

1. Trước khi mở phiên tòa, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải giải quyết các yêu cầu, đề nghị:

...c) Đề nghị của Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng về việc xét xử theo thủ tục rút gọn, xét xử công khai hoặc xét xử kín;..."

- Tại Điều 327: "Chủ tọa phiên tòa hoặc một thành viên khác của Hội đồng xét xử đọc bản án. Trường hợp xét xử kín thì chỉ đọc phần quyết định trong bản án. Sau khi đọc xong có thể giải thích thêm về việc chấp hành bản án và quyền kháng cáo."

- Tại khoản 2 Điều 423: "2. Trường hợp đặc biệt cần bảo vệ bị cáo, bị hại là người dưới 18 tuổi thì Tòa án có thể quyết định xét xử kín."

Theo quy định trên, có thể tiến hành xét xử kín trong các trường hợp sau đây:

- Giữ bí mật nhà nước;

- Giữ thuần phong, mỹ tục của dân tộc;

- Bảo vệ người dưới 18 tuổi;

- Giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự.

Châu Thanh

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 10,200

Bài viết về

lĩnh vực Trách nhiệm hình sự

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]