Đầu tiên, bạn cần xác định lại là bạn đang tạm nghỉ hay đã được thôi việc hẳn. Cụ thể như sau:
- NLĐ tạm hoãn HĐLĐ, NLĐ nghỉ không lương: Doanh nghiệp lập hồ sơ gửi.
- NLĐ đã chấm dứt HĐLĐ: NLĐ tự làm hồ sơ nhận trợ cấp theo Nghị quyết 68 nếu không đủ điều kiện nhận trợ cấp thất nghiệp.
- NLĐ đang tạm nghỉ nhưng doanh nghiệp vẫn chi lương ngừng việc và có đóng BHXH: NLĐ không được hưởng trợ cấp từ chính sách.
Theo quy định tại Điều 21 Quyết định 23/2021/QĐ-TTg thì điều kiện để NLĐ được nhận trở cấp gồm:
Người lao động làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên hoặc chi đầu tư và chi thường xuyên, cơ sở giáo dục dân lập, tư thục ở cấp giáo dục mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục nghề nghiệp phải dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian từ ngày 01/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021 được hỗ trợ khi có đủ các điều kiện sau:
- Đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại tháng liền kề trước thời điểm người lao động chấm dứt hợp đồng lao động.
- Chấm dứt hợp đồng lao động trong thời gian từ ngày 01/5/2021 đến hết ngày 31.12/2021 nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:
+ Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
+ Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.
Như vậy, một trong các điều kiện để người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động được nhận tiền hỗ trợ covid-19 là phải chấm dứt hợp đồng lao động trong khoảng thời gian từ ngày 01/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021.
Trong khi đó, nếu chấm dứt hợp đồng trước ngày 01/5/2021 thì sẽ không đáp ứng điều kiện về thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động, nên sẽ không đủ điều kiện để được nhận tiền hỗ trợ covid-19.
Theo Nghị quyết 68, Căn cứ điều kiện cụ thể và khả năng ngân sách của địa phương, các tỉnh, thành phố xây dựng tiêu chí, xác định đối tượng, mức tiền hỗ trợ nhưng mức hỗ trợ không thấp hơn 1.500.000 đồng/người/lần hoặc 50.000 đồng/người/ngày căn cứ theo thực tế số ngày tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của địa phương.
Như vậy, trường hợp lao động tự do cần nhận trợ cấp thì liên hệ UBND phường/xã để được hướng dẫn lập danh sách nhận hỗ trợ.
Theo Nghị quyết 68/NQ-CP năm 2021, có quy định:
Người lao động làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường… bị tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 có thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương trong thời hạn của HĐLĐ từ 15 ngày liên tục trở lên, tính từ ngày 01/5/2021 đến hết ngày 31/12 năm 2021; đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tính đến thời điểm ngay trước khi nghỉ việc không hưởng lương được hỗ trợ một lần như sau: Từ 15 ngày liên tục trở lên đến dưới 01 tháng mức 1.855.000 đồng/người.
Như vậy, theo quy định nêu trên nếu bạn làm việc tại doanh nghiệp được quy định trên:
+ Trường hợp nghỉ việc không hưởng lương từ 15 ngày liên tục trở lên từ 1/5- 31/12/2021 cũng như tham gia BHXH bắt buộc tính đến thời điểm ngay trước khi nghỉ việc thì sẽ được hỗ trợ 1.855.000 đồng/người.
+ Trường hợp nghỉ việc 15 lên từ 1/5- 31/12/2021 nhưng không liên tục thì không được hưởng trợ cấp.
Nếu NLĐ nghỉ việc do nơi làm việc/nơi ở bị phong tỏa mà phải nghỉ không lương từ 14 ngày trở lên thì được hỗ trợ thêm 1.000.000đ/người.
Trước tiên, bạn cần liên hệ khu cách ly tập trung, bệnh viện và UBND để chuẩn bị các giấy tờ sau:
Đối với F0 đã kết thúc điều trị tại cơ sở y tế trước ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành gồm:
- Giấy ra viện.
- Biên nhận thu tiền ăn tại cơ sở y tế đã điều trị.
- Đối với F1 đã kết thúc cách ly tại cơ sở cách ly trước ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành hoặc cách ly tại nhà gồm:
- Quyết định của cơ quan có thẩm quyền về cách ly y tế tại cơ sở cách ly hoặc cách ly tại nhà.
- Giấy hoàn thành việc cách ly.
- Biên nhận thu tiền ăn tại cơ sở cách ly đối với người đã kết thúc cách ly tại cơ sở cách ly.
Sau đó, gửi hồ sơ trên (kèm Bản sao một trong các giấy tờ sau: Giấy chứng sinh, giấy khai sinh, hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân, thẻ bảo hiểm y tế) đến UBND cấp xã nơi cư trú để được nhận hỗ trợ.
Trường hợp này không được hỗ trợ do quy định có nêu rõ trừ trường hợp không được trợ cấp do thôi việc trái quy định.
Trung Tài