Phạm tội với người cao tuổi chịu trách nhiệm hình sự thế nào? (Ảnh minh họa)
- Người cao tuổi theo quy định tại Luật Người cao tuổi 2009 là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên.
- Bộ luật Hình sự hiện hành không quy định cụ thể như thế nào là người cao tuổi mà chỉ đề cập các trường hợp người "già yếu", "người từ đủ 70 trở lên", "người từ đủ 75 tuổi trở lên" trong các quy định xử lý trách nhiệm của người cao tuổi phạm tội hình sự hay người cao tuổi là người bị hại.
- Phạm tội với người đủ 70 tuổi trở lên là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:
Cụ thể, theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự thì phạm tội với người đủ 70 tuổi trở lên là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.
- Phạm tội với người đủ 70 tuổi trở lên là tình tiết định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với tội Bắt cóc con tin được quy định tại khoản 2 Điều 301 Bộ luật Hình sự.
- Phạm tội với người già yếu là tình tiết định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với các tội sau:
+ Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 134);
+ Tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ (Điêu 137);
+ Tội hành hạ người khác (Điều 140);
+ Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật (Điều 157);
+ Tội cướp tài sản (Điều 168);
+ Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170);
+ Tội cướp giật tài sản (Điều 171);
+ Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình (Điều 185);
+ Tội cưỡng bức lao động (Điều 297);
+ Tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội (Điều 368);
+ Tội ra bản án trái pháp luật (Điều 370);
+ Tội ra quyết định trái pháp luật (Điều 371);
+ Tội dùng nhục hình (Điều 373);
+ Tội bức cung (Điều 374);
+ Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn bắt, giữ, giam người trái pháp luật (Điều 377).
Diễm My