Quy trình tổ chức thi hành án dân sự

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
22/03/2023 13:39 PM

Cho tôi hỏi quy trình tổ chức thi hành án dân sự thì được thực hiện như thế nào? - Kim Kha (Phú Yên)

Quy trình tổ chức thi hành án dân sự

Quy trình tổ chức thi hành án dân sự  (Hình từ Internet)

Vấn đề này THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Hệ thống tổ chức thi hành án dân sự bao gồm những cơ quan nào?

Hệ thống tổ chức thi hành án dân sự theo quy định tại Điều 13 Luật Tố tụng dân sự 2015, bao gồm:

- Cơ quan quản lý thi hành án dân sự:

+ Cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp;

+ Cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng.

- Cơ quan thi hành án dân sự:

+ Cơ quan thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh);

+ Cơ quan thi hành án dân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện);

+ Cơ quan thi hành án quân khu và tương đương (sau đây gọi chung là cơ quan thi hành án cấp quân khu).

Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý thi hành án dân sự; tên gọi, cơ cấu, tổ chức cụ thể của cơ quan thi hành án dân sự.

2. Quy trình tổ chức thi hành án dân sự

Quy trình tổ chức thi hành án trong nội bộ cơ quan thi hành án dân sự theo sơ đồ ban hành tại Quyết định 273/QĐ-TCTHADS ngày 22/02/2017 như sau:

* Bước 1: Thụ lý thi hành án dân sự

- Tiếp nhận yêu cầu thi hành án dân sự, bản án, hồ sơ ủy thác thi hành án dân sự

- Kiểm tra, xử lý yêu cầu thi hành án dân sự, bản án, hồ sơ ủy thác thi hành án dân sự

- Ra quyết định thi hành án dân sự, phân công Chấp hành viên tổ chức thi hành

* Bước 2: Tổ chức thi hành án dân sự

- Lập hồ sơ thi hành án dân sự

- Thông báo về thi hành án dân sự

- Xác minh Điều kiện thi hành án dân sự

- Xác định việc chưa có điều kiện thi hành án dân sự, công khai thông tin của người phải thi hành án dân sự chưa có điều kiện thi hành án dân sự

- Tạm đình chỉ thi hành án dân sự

- Đình chỉ thi hành án dân sự

- Miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước

- Kiến nghị Tòa án có thẩm quyền xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm

- Áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự

- Ra quyết định cưỡng chế thi hành án dân sự

- Tổ chức cưỡng chế thi hành án dân sự

- Thực hiện thẩm định giá tài sản

- Thực hiện bán đấu giá tài sản

- Tiêu hủy vật chứng; xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ bị tuyên tịch thu, sung quỹ nhà nước

- Trả lại tiền, tài sản tạm giữ cho đương sự

- Thu tiền, thanh toán tiền thi hành án dân sự; thu phí thi hành án dân sự

- Xác nhận kết quả thi hành án dân sự

- Rà soát hồ sơ thi hành án dân sự

* Bước 3: Thẩm tra, lưu trữ hồ sơ thi hành án dân sự

- Thẩm tra hồ sơ thi hành án dân sự

- Lưu trữ hồ sơ thi hành án dân sự

3. Mục đích quy trình tổ chức thi hành án dân sự 

Quy trình tổ chức thi hành án dân sự theo quy định tại Quyết định 273/QĐ-TCTHADS ngày 22/02/2017 có mục đích như sau:

- Quy định thống nhất trách nhiệm, nội dung công việc, mối quan hệ giữa các Phòng chuyên môn, giữa các cá nhân liên quan thuộc Cục, Chi cục Thi hành án dân sự.

- Quy định rõ thời gian thực hiện trong quá trình tổ chức thi hành án dân sự, nhằm đảm bảo việc tổ chức thi hành án kịp thời, đúng pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức và công dân.

-Giúp quản lý hiệu quả hoạt động thi hành án dân sự của các Cơ quan thi hành án dân sự địa phương.

Võ Văn Hiếu

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 25,115

Bài viết về

lĩnh vực Thủ tục tố tụng

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]