Mức phạt lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
14/07/2023 19:30 PM

Xin hỏi pháp luật quy định về mức phạt lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh? - Ánh Mai (Hải Phòng)

Mức phạt lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh

Mức phạt lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh (Hình từ internet)

Về vấn đề này THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

Đất đai thuộc di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh

Căn cứ Điều 158 Luật đất đai 2013 quy định về đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh như sau:

- Đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định bảo vệ thì phải được quản lý nghiêm ngặt theo quy định sau đây:

+ Đối với đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư trực tiếp quản lý theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đó chịu trách nhiệm chính trong việc sử dụng đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;

+ Đối với đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh không thuộc quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 158 Luật đất đai 2013 thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý diện tích đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;

+ Đối với đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh bị lấn, bị chiếm, sử dụng không đúng mục đích, sử dụng trái pháp luật thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời.

- Trong trường hợp đặc biệt cần thiết phải sử dụng đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh vào mục đích khác thì việc chuyển mục đích phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và phải có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định xếp hạng đối với di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đó.

Mức phạt lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh

Căn cứ Khoản 7 Điều 20 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, Điểm c Khoản 3 Điều 5 Nghị định 129/2021/NĐ-CP quy định mức phạt hành vi lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh như sau:

- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

+ Hủy hoại, làm thay đổi yếu tố gốc cấu thành di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trừ trường hợp vi phạm các quy định về di sản thiên nhiên được quy định tại Luật bảo vệ môi trường;

+ Lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trừ trường hợp vi phạm các quy định về di sản thiên nhiên được quy định tại Luật bảo vệ môi trường;

+ Sử dụng trái phép di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;

+ Làm bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia mà không có giấy phép theo quy định;

+ Mua, bán, trao đổi, vận chuyển trái phép trên lãnh thổ Việt Nam di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có nguồn gốc bất hợp pháp;

+ Làm hư hại nghiêm trọng hiện vật trong bảo tàng, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc được đưa vào Danh mục kiểm kê di tích của địa phương.

Bên cạnh đó, căn cứ Điểm a, Điểm b, Điểm d Khoản 8 Điều 20 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định về hình thức xử phạt bổ sung đối với hành vi vi phạm quy định về bảo vệ di sản văn hóa như sau:

+ Tịch thu phương tiện vi phạm đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 5 và Điểm d Khoản 7 Điều 20 Nghị định 38/2021/NĐ-CP;

+ Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 4, Điểm a Khoản 5, Điểm d và Điểm đ Khoản 7 Điều 20 Nghị định 38/2021/NĐ-CP.

Ngoài ra, căn cứ Điểm a, Điểm b, Điểm d Khoản 9 Điều 20 Nghị định 38/2021/NĐ-CP đề cập về biện pháp khắc phục hậu quả của ành vi lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh bao gồm:

+ Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi viết, vẽ, làm bẩn di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh quy định tại Khoản 1 và Điểm c Khoản 7 Điều 20 Nghị định 38/2021/NĐ-CP;

+ Buộc trả lại đất đã bị lấn chiếm trừ trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 22 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 7 Điều 20 Nghị định 38/2021/NĐ-CP;

+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại Khoản 5, Điểm c Khoản 6, Điểm d và Điểm đ Khoản 7 Điều 20 Nghị định 38/2021/NĐ-CP;

Như vậy, mức phạt hành vi lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh có thể lên đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân và 100.000.000 đồng đối với tổ chức.

Khi thuộc trường hợp quy định tại Khoản 8, Khoản 9 Điều 20 Nghị định 38/2021/NĐ-CP thì tổ chức, cá nhân vi phạm buộc phải thi hành các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phụ hậu quả theo quy định.

 

Nguyễn Phạm Nhựt Tân

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 1,995

Bài viết về

lĩnh vực Vi phạm hành chính

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]