Nội dung theo dõi tình hình thi hành pháp luật

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
25/08/2023 12:02 PM

Nội dung theo dõi tình hình thi hành pháp luật gồm những gì? Phạm vi trách nhiệm theo dõi tình hình thi hành pháp luật được quy định thế nào?

Nội dung theo dõi tình hình thi hành pháp luật

Nội dung theo dõi tình hình thi hành pháp luật (Hình từ internet)

Nội dung theo dõi tình hình thi hành pháp luật

Nội dung quy định tại Nghị định 59/2012/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 32/2020/NĐ-CP)

Theo đó, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên cơ sở xem xét, đánh giá các nội dung sau đây:

- Tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành văn bản quy phạm pháp luật;

- Tình hình bảo đảm các điều kiện cho thi hành pháp luật;

- Tình hình tuân thủ pháp luật.

Nội dung xem xét, đánh giá tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành văn bản quy phạm pháp luật

- Tính kịp thời, đầy đủ của việc ban hành văn bản quy định chi tiết.

- Tính thống nhất, đồng bộ của văn bản.

- Tính khả thi của văn bản.

Nội dung xem xét, đánh giá tình hình bảo đảm các điều kiện cho thi hành pháp luật

- Tính kịp thời, đầy đủ, phù hợp và hiệu quả của hoạt động tập huấn, phổ biến pháp luật.

- Tính phù hợp của tổ chức bộ máy; mức độ đáp ứng về nguồn nhân lực cho thi hành pháp luật.

- Mức độ đáp ứng về kinh phí, cơ sở vật chất bảo đảm cho thi hành pháp luật.

Nội dung xem xét, đánh giá tình hình tuân thủ pháp luật

- Tính kịp thời, đầy đủ trong thi hành pháp luật của cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền.

- Tính chính xác, thống nhất trong hướng dẫn áp dụng pháp luật và trong áp dụng pháp luật của cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền.

- Mức độ tuân thủ pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Xem xét, đánh giá tình hình thi hành pháp luật

- Trên cơ sở kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm xem xét, đánh giá tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi quản lý nhà nước được giao.

- Căn cứ quy định vừa nêu, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm xem xét, đánh giá tác động tích cực, tác động tiêu cực của việc thi hành các quy định của pháp luật đối với đời sống kinh tế, xã hội.

- Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết việc xem xét, đánh giá tình hình thi hành pháp luật.

Phạm vi trách nhiệm theo dõi tình hình thi hành pháp luật

- Bộ Tư pháp theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi cả nước.

- Bộ, cơ quan ngang Bộ theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ. Cơ quan thuộc Chính phủ theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực được phân công.

Tổ chức pháp chế ở Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tham mưu, giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tham mưu, giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực được phân công.

- Ủy ban nhân dân các cấp theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi quản lý ở địa phương.

Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp, công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã chủ trì, phối hợp với cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, công chức chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi quản lý ở địa phương.

Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, công chức chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực được phân công.

Tổ chức pháp chế ở cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tham mưu, giúp người đứng đầu cơ quan chuyên môn theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 6,679

Bài viết về

lĩnh vực Bộ máy hành chính

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]