Cách nhận biết biển báo trong bảo hộ lao động qua màu sắc và hình dạng theo TCVN 5053:1990

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
20/10/2023 19:30 PM

Xin hỏi cách nhận biết biển báo trong bảo hộ lao động qua màu sắc và hình dạng như thế nào? - Vương Linh (Phú Yên)

Cách nhận biết biển báo trong bảo hộ lao động qua màu sắc và hình dạng theo TCVN 5053:1990 (Hình từ internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Cách nhận biết biển báo trong bảo hộ lao động qua màu sắc và hình dạng

Theo TCVN 5053:1990 hướng dẫn cách nhận biết biển báo trong bảo hộ lao động qua màu sắc và hình dạng như sau:

* Nhận biết thông qua màu sắc tín hiệu 

- Các màu sắc tín hiệu về an toàn quy định như sau: đỏ, vàng, xanh lá mạ, xanh da trời.

- Ý nghĩa của các màu sắc tín hiệu như sau:

Màu sắc tín hiệu

Ý nghĩa cơ bản của các màu sắc tín hiệu

Màu tương phản

- Đỏ

- Nghiêm cấm

- Nguy hiểm trực tiếp

- Phương tiện phòng chống cháy

Trắng

- Vàng

- Phòng ngừa

- Đề phòng

- Báo trước có khả năng nguy hiểm

Đen

- Xanh lá mạ

- Chỉ thị

- Ra lệnh

- Không nguy hiểm

Trắng

- Xanh da trời

- Chỉ dẫn

- Hướng dẫn

- Thông báo

Trắng

- Màu sắc tín hiệu phải được thể hiện trên nền có màu tương phản. Màu sắc trên dấu hiệu an toàn và bảng ghi chú thuyết minh phải tuân theo quy định về tương phản màu sắc nêu trên. 

* Nhận biết thông qua hình dạng

Tên nhóm dấu hiệu

Hình dạng dấu hiệu

Chú thích

- Nghiêm cấm

Cho phép ghi chú thuyết minh trên dấu hiệu, hoặc trên bảng bổ sung kèm theo.

- Phòng ngừa

Cho phép ghi chú thuyết minh trên dấu hiệu, hoặc trên bảng bổ sung kèm theo.

- Chỉ thị

Cho phép ghi chú thuyết minh trên dấu hiệu.

- Chỉ thị

Cho phép ghi chú thuyết minh trên dấu hiệu.

2. Yêu cầu kỹ thuật đối với các biển báo trong bảo hộ lao động 

- Những bề mặt có mảng màu sắc tín hiệu cũng như các dấu hiệu an toàn phải luôn đảm bảo người nhìn tiếp nhận rõ ràng ý nghĩa của các màu sắc và dấu hiệu.

- Các màu sắc tín hiệu được thể hiện bằng sơn, bột sơn polime, chất dẻo hoặc vật liệu khác.

- Vật liệu dùng để thể hiện màu sắc tín hiệu trên các đối tượng, trên dấu hiệu an toàn và bảng ghi chú thuyết minh phải đảm bảo có màu sắc đúng quy định và phù hợp với điều kiện sử dụng thực tế.

- Lớp phủ thể hiện màu sắc phải phẳng; không có vết chảy, vết loang, vết nứt; không bị tróc bong; bền màu; và không làm giảm tính chất sử dụng của các bề mặt được phủ. Các nét của hình vẽ và chữ phải phẳng, sắc, không bị răng cưa hoặc lượn sóng, phải đảm bảo được các yêu cầu về mỹ thuật.

- Khi màu sắc tín hiệu trên các đối tượng, dấu hiệu an toàn và bảng ghi chú thuyết minh bị thay đổi hoặc không phù hợp với tiêu chuẩn này thì phải sơn phủ lại hoặc thay mới. Dấu hiệu an toàn bị biến dạng hoặc hư hỏng cũng phải được thay mới.

- Dấu hiệu an toàn có kết cấu phẳng hoặc hình khối. Dấu hiệu an toàn và bảng ghi chú thuyết minh kèm theo phải được thể hiện trong thực tế ở trên cùng một phía. Nếu vị trí đặt dấu hiệu an toàn và nội dung diễn đạt cần được quan sát từ hai phía thì phải thể hiện dấu hiệu an toàn ở trên cả hai phía.

- Dấu hiệu an toàn phải đảm bảo các phần cấu tạo nên dấu hiệu liên kết với nhau vững chắc.

- Các dấu hiệu an toàn, bảng bổ sung và mảng nền thường làm bằng kim loại tấm, có chiều dày từ 0,5 đến 1,5mm; cũng có thể làm bằng chất dẻo, bằng gỗ, v.v... với điều kiện phải đảm bảo độ bền, độ cứng và tính ổn định phù hợp với điều kiện sử dụng thực tế tại vị trí làm việc.

- Phụ kiện dùng để cố định các dấu hiệu an toàn, bảng bổ sung hoặc mảng nền cần được sơn màu xám hoặc xám bạc.

Nguyễn Ngọc Quế Anh

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 2,853

Bài viết về

lĩnh vực Lao động - Tiền lương

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]