Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán được cấp phép dịch vụ hỗ trợ chuyển tiền điện tử

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Chuyên viên pháp lý Nguyễn Ngọc Quế Anh
28/05/2024 10:30 AM

Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán được cấp phép dịch vụ hỗ trợ chuyển tiền điện tử là nội dung đáng chú ý tại Nghị định 52/2024/NĐ-CP.

Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán được cấp phép dịch vụ hỗ trợ chuyển tiền điện tử (Hình từ internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Tiền điện tử là gì?

Theo khoản 12 Điều 3 Nghị định 52/2024/NĐ-CP, quy định về tiền điện tử như sau:

Tiền điện tử là giá trị tiền Việt Nam đồng lưu trữ trên các phương tiện điện tử được cung ứng trên cơ sở đối ứng với số tiền được khách hàng trả trước cho ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cung ứng dịch vụ ví điện tử.

2. Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán được cấp phép dịch vụ hỗ trợ chuyển tiền điện tử 

Cụ thể, tại khoản 2 Điều 36 Nghị định 52/2024/NĐ-CP về quy định chuyển tiếp, thì tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán được cấp phép dịch vụ hỗ trợ chuyển tiền điện tử (theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Thông tư 39/2014/TT-NHNN) ghi trong Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán trước ngày 01/7/2024 thì dịch vụ này được tiếp tục thực hiện theo thỏa thuận giữa các bên.

Theo đó, khoản 5 Điều 3 Thông tư 39/2014/TT-NHNN quy định như sau:

Dịch vụ hỗ trợ chuyển tiền điện tử là dịch vụ hỗ trợ việc tiếp nhận, truyền dẫn và xử lý dữ liệu trong các giao dịch chuyển tiền điện tử của ngân hàng hoặc được ngân hàng ủy thác.

Như vậy, theo quy định nêu trên, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán được cấp phép dịch vụ hỗ trợ chuyển tiền điện tử ghi trong Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán trước ngày 01/7/2024 thì dịch vụ này được tiếp tục thực hiện theo thỏa thuận giữa các bên.

3. Quy định về ví điện tử và thẻ trả trước từ 01/7/2024

Ví điện tử, thẻ trả trước được quy định cụ thể tại Điều 6 Nghị định 52/2024/NĐ-CP như sau:

- Ví điện tử, thẻ trả trước là phương tiện lưu trữ tiền điện tử.

- Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phát hành, cung ứng ví điện tử, thẻ trả trước. Việc cung ứng, phát hành và sử dụng ví điện tử, thẻ trả trước thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

- Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cung ứng dịch vụ ví điện tử phải đảm bảo duy trì tổng số dư trên tất cả các tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ ví điện tử mở tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không thấp hơn tổng số dư tất cả các ví điện tử đã phát hành cho khách hàng; chỉ cho phép sử dụng dịch vụ đối với các ví điện tử có liên kết với tài khoản thanh toán, thẻ ghi nợ của chính khách hàng.

4. Đảm bảo khả năng thanh toán của tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán

Đảm bảo khả năng thanh toán của tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán như sau:

- Tổ chức cung ứng dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ phải thỏa thuận với ngân hàng hợp tác về các biện pháp đảm bảo khả năng thanh toán cho việc cung ứng dịch vụ này, bao gồm việc mở tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ hoặc duy trì khoản tiền ký quỹ hoặc các biện pháp đảm bảo khác.

- Tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử phải mở tài khoản đảm bảo thanh toán để đảm bảo cho việc cung ứng dịch vụ này. Tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ Ví điện tử không được sử dụng chung với tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ (nếu có) và phải tách bạch với các tài khoản thanh toán khác tại ngân hàng hợp tác.

Tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử có nghĩa vụ duy trì tổng số dư trên tất cả các tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ Ví điện tử mở tại các ngân hàng hợp tác không thấp hơn so với tổng số dư của tất cả các Ví điện tử của các khách hàng tại cùng một thời điểm.

- Tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ Ví điện tử chỉ được sử dụng vào việc:

+ Thanh toán vào tài khoản thanh toán hoặc thẻ ghi nợ của đơn vị chấp nhận thanh toán tại ngân hàng;

+ Hoàn trả tiền vào tài khoản thanh toán hoặc thẻ ghi nợ của khách hàng (chủ Ví điện tử) trong trường hợp:

(i) Khách hàng rút tiền ra khỏi Ví điện tử về tài khoản thanh toán hoặc thẻ ghi nợ của khách hàng;

(ii) Khách hàng không còn nhu cầu sử dụng Ví điện tử;

(iii) Tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử chấm dứt cung ứng dịch vụ Ví điện tử cho khách hàng;

(iv) Tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử chấm dứt hoạt động, bị thu hồi Giấy phép, giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật;

+ Thanh toán vào tài khoản thanh toán của các đơn vị cung ứng dịch vụ công trong trường hợp khách hàng sử dụng Ví điện tử để thanh toán, nộp phí, lệ phí cho các dịch vụ công hợp pháp theo quy định của pháp luật;

+ Chuyển đến các tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ Ví điện tử khác do cùng tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử mở.

(Điều 8 Thông tư 39/2014/TT-NHNN (sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 23/2019/TT-NHNN))

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 582

Bài viết về

lĩnh vực Tiền tệ - Ngân hàng

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]