Hướng dẫn xác định mức tiền nhuận bút đối với tác phẩm báo nói, báo hình (Hình ảnh từ Internet)
Tại Điều 19 Nghị định 18/2014/NĐ-CP quy định đối tượng hưởng nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm báo nói, báo hình bao gồm:
- Tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả có tác phẩm được cơ quan báo nói, báo hình sử dụng.
- Biên kịch, đạo diễn, nhạc sĩ (không kể phần nhạc qua băng tư liệu) - đối với báo nói.
- Biên kịch, đạo diễn, quay phim, người dựng phim, nhạc sĩ (không kể phần nhạc qua băng tư liệu), họa sĩ - đối với báo hình.
- Lãnh đạo cơ quan báo nói và báo hình, phát thanh viên, biên tập viên, diễn viên sân khấu, điện ảnh và các loại hình nghệ thuật khác, đạo diễn chương trình, người chỉ huy dàn dựng âm nhạc, người thiết kế ánh sáng, trợ lý nghệ thuật, đạo diễn và chuyên viên kỹ thuật âm thanh, quay phim kỹ xảo được trả thù lao.
Tại Điều 10 Nghị định 18/2014/NĐ-CP hướng dẫn xác định mức tiền nhuận bút đối với tác phẩm báo nói, báo hình như sau:
- Khung nhuận bút cho tác phẩm báo nói, báo hình được quy định như sau:
Nhóm |
Thể loại |
Hệ số tối đa |
1 |
Tin Trả lời bạn đọc |
10 |
2 |
Chính luận |
30 |
3 |
Phóng sự Ký (một kỳ) Bài phỏng vấn |
30 |
4 |
Sáng tác văn học |
30 |
5 |
Nghiên cứu, hướng dẫn khoa học giáo dục |
30 |
6 |
Toạ đàm, giao lưu |
50 |
- Giá trị một đơn vị hệ số nhuận bút bằng 10% mức tiền lương cơ sở.
- Tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả thuộc khoản 1 Điều 9 Nghị định 18/2014/NĐ-CP hưởng nhuận bút theo quy định tại khung nhuận bút.
- Nhuận bút trả cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 18/2014/NĐ-CP như sau:
+ Đối với thể loại 1, 2, 3, 5, 6 trong khung nhuận bút, tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả hưởng nhuận bút bằng 20 - 30% mức nhuận bút của thể loại tương ứng;
+ Đối với thể loại 4 trong khung nhuận bút, tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả hưởng nhuận bút bằng 50 - 150% thể loại tương ứng;
+ Đối với tác phẩm sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác, tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả hưởng nhuận bút bằng 50 - 70% mức nhuận bút theo quy định của pháp luật về chế độ nhuận bút cho tác phẩm sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác, nhuận bút cho tác phẩm điện ảnh, video.
- Nhuận bút trả cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 18/2014/NĐ-CP như sau:
+ Đối với thể loại 1, 2, 3, 5, 6 trong khung nhuận bút, tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả hưởng nhuận bút bằng 50 - 100% mức nhuận bút của thể loại tương ứng;
+ Đối với thể loại 4 trong khung nhuận bút, tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả hưởng nhuận bút bằng 100 - 200% thể loại tương ứng;
+ Đối với tác phẩm sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác, tác phẩm điện ảnh, tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm hưởng nhuận bút bằng mức nhuận bút tương ứng theo quy định của pháp luật về chế độ nhuận bút cho tác phẩm sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác, nhuận bút cho tác phẩm điện ảnh, video. Tổng giám đốc (hoặc Giám đốc) đài truyền hình được quyền trả nhuận bút cho tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm ở mức cao hơn nhưng tổng nhuận bút và thù lao tối đa không quá 20% đối với phim truyện, sân khấu truyền hình, không quá 60% đối với phim tài liệu, phim khoa học trong tổng chi phí sản xuất tác phẩm (không bao gồm chi phí thiết bị về truyền hình).
- Những quy định khác
+ Tác phẩm phát nhiều lần trên sóng hưởng nhuận bút theo thỏa thuận trong hợp đồng.
+ Đối với thể loại cầu phát thanh, cầu truyền hình, chương trình phát thanh trực tiếp, chương trình truyền hình trực tiếp và những thể loại khác chưa quy định trong Nghị định 18/2014/NĐ-CP, tuỳ theo tính chất, quy mô, Tổng giám đốc (hoặc Giám đốc) các Đài phát thanh, truyền hình quyết định mức nhuận bút, thù lao cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả và những người liên quan thực hiện các chương trình đó.
Tại Điều 11 Nghị định 13/2014/NĐ-CP quy định về quỹ nhuận bút như sau:
- Quỹ nhuận bút của báo nói, báo hình được hình thành từ các nguồn sau:
+ Nguồn thu từ hoạt động báo chí;
+ Nguồn thu từ các hoạt động kinh tế của cơ quan báo chí;
+ Nguồn hỗ trợ, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;
+ Nguồn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước (nếu có).
- Đối với đài phát thanh, đài truyền hình chưa bảo đảm chi phí hoạt động, cơ quan chủ quản có trách nhiệm cấp kinh phí trích lập quỹ nhuận bút trên cơ sở dự toán xây dựng như sau:
Quỹ nhuận bút hàng năm = Tổng số nhuận bút phải trả trong năm + Nhuận bút tăng thêm nhằm, khuyến khích sáng tạo tác phẩm + Thù lao.
+ Tổng số nhuận bút phải trả trong năm = Số lượng bình quân nhuận bút cho một chương trình phát thanh, truyền hình x Tổng thời lượng chương trình phát thanh, truyền hình trong năm.
+ Nhuận bút tăng thêm nhằm khuyến khích sáng tạo tác phẩm tối đa không quá 30% tổng số nhuận bút phải trả trong năm.
+ Tổng số thù lao tối đa không quá 70% tổng số nhuận bút phải trả trong năm.
- Đối với đài phát thanh, đài truyền hình tự bảo đảm chi phí hoạt động hoặc hoạt động theo cơ chế tài chính đặc thù, quỹ nhuận bút do đài phát thanh, đài truyền hình quyết định trên cơ sở cân đối tài chính của đơn vị.
Tô Quốc Trình