Hỗ trợ khẩn cấp di dời dân cư vùng lũ lụt như thế nào?

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
12/09/2024 09:45 AM

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về quy định hỗ trợ khẩn cấp di dời dân cư vùng lũ lụt.

Hỗ trợ khẩn cấp di dời dân cư vùng lũ lụt như thế nào? (Hình từ internet)

1. Hỗ trợ khẩn cấp di dời dân cư vùng lũ lụt như thế nào?

Hỗ trợ khẩn cấp di dời dân cư được quy định tại Điều 19 Nghị định 66/2021/NĐ-CP như sau: 

- Căn cứ quyết định tình huống khẩn cấp về thiên tai, Ủy ban nhân dân, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp triển khai hỗ trợ khẩn cấp di dời dân cư, đảm bảo kịp thời, an toàn tính mạng cho người dân.

- Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp xã huy động lực lượng xung kích phòng chống thiên tai và các lực lượng tại chỗ rà soát, xác định số hộ cần di dời khẩn cấp, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp. 

Ủy ban nhân dân cấp xã chủ động xử lý theo thẩm quyền hoặc xác minh, báo cáo kịp thời Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện về số hộ cần di dời khẩn cấp và nhu cầu hỗ trợ di dời.

- Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện tổng hợp về số hộ cần di dời khẩn cấp và nhu cầu hỗ trợ di dời, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. 

Căn cứ quy định Luật Đất đai 2024, Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản 2008 và các quy định hiện hành, Ủy ban nhân dân cấp huyện giao đất, bố trí chỗ ở cho các hộ dân cần di dời; quyết định huy động kinh phí, lực lượng, trang thiết bị, vật tư và các tổ chức, cá nhân liên quan theo thẩm quyền để triển khai thực hiện. Trường hợp vượt quá khả năng, Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo, đề xuất Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh.

- Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh tổng hợp nhu cầu các huyện, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Căn cứ quy định Luật Đất đai 2024, Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản 2008 và các quy định hiện hành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao đất, bố trí nơi ở cho các hộ dân cần di dời; quyết định huy động kinh phí, lực lượng, trang thiết bị, vật tư và các tổ chức, cá nhân liên quan theo thẩm quyền để hỗ trợ di dời. 

Trường hợp vượt quá khả năng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Thủ tướng Chính phủ để kịp thời xử lý.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh huy động các nguồn lực hợp pháp và quy định trình tự chi tiết, tổ chức thực hiện phù hợp với đặc thù của địa phương.

2. Các tình huống khẩn cấp về thiên tai phải di dời dân cư

Theo khoản 1 Điều 12 Nghị định 66/2021/NĐ-CP thì tình huống khẩn cấp về thiên tai là các tình huống thiên tai đã hoặc đang xảy ra đã gây ảnh hưởng hoặc có nguy cơ đe dọa trực tiếp đến an toàn tính mạng, sức khỏe, nhà ở của nhiều người dân và các công trình đê điều, hồ đập, công trình phòng chống thiên tai, công trình hạ tầng quan trọng đang sử dụng như sân bay, đường sắt, đường cao tốc, quốc lộ, tỉnh lộ, bến cảng quốc gia, hệ thống lưới cao thế từ 66KV trở lên, các khu di tích lịch sử cấp quốc gia, trường học, bệnh viện từ tuyến huyện trở lên, trụ sở các cơ quan từ cấp huyện trở lên, các khu kinh tế, khu công nghiệp, cần tổ chức triển khai ngay các biện pháp ứng phó khẩn cấp để kịp thời ngăn chặn hậu quả và khắc phục nhanh hậu quả, được công bố bằng quyết định của người có thẩm quyền.

3. Các biện pháp được áp dụng trong tình huống khẩn cấp về thiên tai

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có trách nhiệm huy động các nguồn lực để ứng phó với tình huống khẩn cấp. Các biện pháp chính gồm:

- Huy động lực lượng, phương tiện và các nguồn lực để cứu hộ, cứu nạn; tổ chức cấp cứu kịp thời người bị nạn; nhanh chóng sơ tán, di dời nhân dân ra khỏi nơi nguy hiểm; bố trí đảm bảo hậu cần cho nhân dân tại nơi sơ tán;

- Tổ chức việc tiếp nhận, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho nhân dân; huy động các cơ sở khám chữa bệnh tham gia cứu chữa cho người bị nạn;

- Cấp phát miễn phí lương thực, thực phẩm và nhu yếu phẩm thiết yếu khác để giúp nhân dân xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh, cung cấp nước sạch, ổn định đời sống nhân dân trong quá trình ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai;

- Huy động mọi nguồn lực (bao gồm cả nguồn lực từ Quỹ phòng, chống thiên tai) để xử lý khẩn cấp sự cố công trình phòng chống thiên tai, sự cố công trình xây dựng do thiên tai;

- Các biện pháp cần thiết khác;

- Trường hợp vượt quá khả năng ứng phó của các bộ, ngành, địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ báo cáo Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, hỗ trợ theo thẩm quyền.

(Khoản 4 Điều 12 Nghị định 66/2021/NĐ-CP)

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 2,062

Bài viết về

lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]