Lịch thi cuối học kỳ I năm học 2024-2025 trước hay sau Tết Âm lịch 2025

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
10/10/2024 21:15 PM

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp nội dung lịch thi cuối học kỳ I năm học 2024-2025 trước hay sau Tết Âm lịch 2025

Lịch thi cuối học kỳ I năm học 2024-2025 trước hay sau Tết Âm lịch 2025

Lịch thi cuối học kỳ I năm học 2024-2025 trước hay sau Tết Âm lịch 2025 (Hình từ internet)

Lịch thi cuối học kỳ I năm học 2024-2025 trước hay sau Tết Âm lịch 2025

Tết Âm lịch 2025 sẽ rơi vào các ngày như sau:

- 28 tháng Chạp năm Giáp Thìn (28 Tết): Thứ hai, ngày 27/01/2025 dương lịch

- 29 tháng Chạp năm Giáp Thìn (29 Tết): Thứ ba, ngày 28/01/2025 dương lịch

- Mùng 1 tháng Giêng năm Ất Tỵ (Mùng 1 Tết): Thứ tư, ngày 29/01/2025 dương lịch

- Mùng 2 tháng Giêng năm Ất Tỵ (Mùng 2 Tết): Thứ năm, ngày 30/01/2025 dương lịch

- Mùng 3 tháng Giêng năm Ất Tỵ (Mùng 3 Tết): Thứ sáu, ngày 31/01/2025 dương lịch

- Mùng 4 tháng Giêng năm Ất Tỵ (Mùng 4 Tết): Thứ bảy, ngày 01/02/2025 dương lịch

- Mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ (Mùng 5 Tết): Chủ nhật, ngày 02/02/2025 dương lịch

Đồng thời tại Điều 1 Quyết định 2045/QĐ-BGDĐT năm 2024 quy định về khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên áp dụng trong toàn quốc như sau:

1. Tựu trường sớm nhất trước 01 tuần so với ngày tổ chức khai giảng. Riêng đối với lớp 1, tựu trường sớm nhất trước 02 tuần so với ngày tổ chức khai giảng.

2. Tổ chức khai giảng vào ngày 05 tháng 9 năm 2024.

3. Kết thúc học kỳ I trước ngày 18 tháng 01 năm 2025, hoàn thành chương trình và kết thúc năm học trước ngày 31 tháng 5 năm 2025.

4. Xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở trước ngày 30 tháng 6 năm 2025.

5. Hoàn thành tuyển sinh các lớp đầu cấp trước ngày 31 tháng 7 năm 2025.

6. Thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 dự kiến diễn ra trong ngày 26 và ngày 27 tháng 6 năm 2025.

7. Các kỳ thi cấp quốc gia khác được tổ chức theo quy định và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Như vậy, có thể thấy lịch thi cuối học kỳ I năm học 2024-2025 sẽ diễn ra trước ngày 18/01/2025 và diễn khác trước Tết Âm lịch 2025.

Học kỳ I năm học 2024-2025 có bao nhiêu tuần?

Theo Điều 2 Quyết định 2045/QĐ-BGDĐT năm 2024 quy định nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học của các địa phương

1. Kế hoạch thời gian năm học của các địa phương phải bảo đảm đủ 35 tuần thực học (học kỳ I có 18 tuần, học kỳ II có 17 tuần).

2. Kế hoạch thời gian năm học phải phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tiễn của địa phương.

3. Các ngày nghỉ lễ, tết được thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản hướng dẫn hằng năm.

4. Thời gian nghỉ phép năm của giáo viên được thực hiện trong thời gian nghỉ hè hoặc có thể được bố trí xen kẽ vào thời gian khác trong năm để phù hợp với đặc điểm cụ thể và kế hoạch thời gian năm học của địa phương.

5. Kế hoạch thời gian năm học cần bảo đảm sự đồng bộ cho các cấp học trên một địa bàn dân cư, đặc biệt trong trường phổ thông có nhiều cấp học.

Như vậy, học kỳ I năm học 2024-2025 sẽ có 18 tuần thực học.

Cách đánh giá, xếp loại học sinh năm học 2024-2025

(1) Đối với học sinh tiểu học

Cuối năm học, căn cứ vào quá trình tổng hợp kết quả đánh giá về học tập từng môn học, hoạt động giáo dục và từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi, giáo viên chủ nhiệm thực hiện đánh giá kết quả giáo dục học sinh theo bốn mức:

(1) Hoàn thành xuất sắc: Những học sinh có kết quả:

-  Đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt: Thực hiện tốt các yêu cầu học tập và thường xuyên có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục;

- Các phẩm chất, năng lực đạt mức Tốt: Đáp ứng tốt yêu cầu giáo dục, biểu hiện rõ và thường xuyên;

- Bài kiểm tra định kỳ cuối năm học của các môn học đạt 9 điểm trở lên;

(2) Hoàn thành tốt: Những học sinh chưa đạt mức Hoàn thành xuất sắc, nhưng có kết quả:

- Đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt: Thực hiện tốt các yêu cầu học tập và thường xuyên có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục;

- Các phẩm chất, năng lực đạt mức Tốt: Đáp ứng tốt yêu cầu giáo dục, biểu hiện rõ và thường xuyên;

- Bài kiểm tra định kỳ cuối năm học các môn học đạt 7 điểm trở lên;

(3) Hoàn thành: Những học sinh chưa đạt mức Hoàn thành xuất sắc và Hoàn thành tốt, nhưng có kết quả:

- Đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt: Thực hiện tốt các yêu cầu học tập và thường xuyên có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục hoặc Hoàn thành: Thực hiện được các yêu cầu học tập và có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục;

- Các phẩm chất, năng lực đạt mức Tốt: Đáp ứng tốt yêu cầu giáo dục, biểu hiện rõ và thường xuyên hoặc Đạt: Đáp ứng được yêu cầu giáo dục, biểu hiện nhưng chưa thường xuyên;

- Bài kiểm tra định kỳ cuối năm học các môn học đạt 5 điểm trở lên;

(4) Chưa hoàn thành: Những học sinh không thuộc các đối tượng trên.

(Điều 9 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT)

(2) Đối với học sinh trung học

Việc đánh giá kết quả học tập năm học 2023-2024 đối với học sinh trung học sẽ được áp dụng theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT.

Theo đó, đối với môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số, ĐTBmhk được sử dụng để đánh giá kết quả học tập của học sinh trong từng học kì. Kết quả học tập của học sinh trong từng học kì được đánh giá theo 01 (một) trong 04 (bốn) mức: Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt.

(1) Mức Tốt:

- Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Đạt.

- Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk từ 6,5 điểm trở lên, trong đó có ít nhất 06 môn học có ĐTBmhk đạt từ 8,0 điểm trở lên.

(2) Mức Khá:

- Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Đạt.

- Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk từ 5,0 điểm trở lên, trong đó có ít nhất 06 môn học có ĐTBmhk đạt từ 6,5 điểm trở lên.

(3) Mức Đạt:

- Có nhiều nhất 01 (một) môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Chưa đạt.

- Có ít nhất 06 (sáu) môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk từ 5,0 điểm trở lên; không có môn học nào có ĐTBmhk dưới 3,5 điểm.

(4) Mức Chưa đạt: Các trường hợp còn lại.

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 2,546

Bài viết về

lĩnh vực Giáo dục

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]