Mức phạt vi phạm quy định về tải trọng của phương tiện trong vùng đất cảng (Hình từ internet)
Theo Khoản 1, Khoản 2 Điều 3 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT hướng dẫn về tải trọng xe như sau:
- Tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) của xe gồm trọng lượng (khối lượng) bản thân xe cộng với trọng lượng (khối lượng) của người, hành lý và hàng hóa xếp trên xe (nếu có).
- Tải trọng trục xe là tổng trọng lượng của xe phân bố trên mỗi trục xe hoặc cụm trục xe.
Bên cạnh đó, tại Khoản 1 Điều 9 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT quy định về xe quá tải trọng trên đường bộ như sau:
Xe quá tải trọng là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có tổng trọng lượng của xe hoặc có tải trọng trục xe vượt quá tải trọng khai thác của đường bộ.
Theo Điều 14 Nghị định 142/2017/NĐ-CP quy định về mức phạt hành vi vi phạm quy định về tải trọng của phương tiện trong vùng đất cảng như sau:
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển phương tiện mà tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) của phương tiện vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường trên 10% đến 20%, trừ trường hợp có quy định khác.
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Chở hàng vượt khổ giới hạn của cầu, đường theo quy định;
+ Điều khiển phương tiện vượt quá khổ giới hạn của cầu, đường theo quy định;
+ Điều khiển phương tiện mà tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) của phương tiện hoặc tải trọng trục xe (bao gồm cả hàng hóa xếp trên phương tiện, người được chở trên phương tiện) vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường trên 20% đến 50%, trừ trường hợp có quy định khác.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển phương tiện mà tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) của phương tiện hoặc tải trọng trục phương tiện (bao gồm cả hàng hóa xếp trên phương tiện, người được chở trên phương tiện) vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường trên 50% đến 100%, trừ trường hợp có quy định khác.
- Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển phương tiện mà tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) của phương tiện hoặc tải trọng trục phương tiện (bao gồm cả hàng hóa xếp trên phương tiện, người được chở trên phương tiện) vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường trên 100% đến 150%, trừ trường hợp có quy định khác.
- Phạt tiền từ 14.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Điều khiển phương tiện mà tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) của phương tiện hoặc tải trọng trục phương tiện (bao gồm cả hàng hóa xếp trên phương tiện, người được chở trên phương tiện) vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường trên 150%;
+ Không chấp hành việc kiểm tra tải trọng, khổ giới hạn phương tiện khi có tín hiệu, hiệu lệnh yêu cầu kiểm tra tải trọng, khổ giới hạn phương tiện; chuyển tải hoặc dùng các thủ đoạn khác để trốn tránh việc phát hiện phương tiện chở quá tải, quá khổ.
Bên cạnh đó, theo Khoản 6 Điều 14 Nghị định 142/2017/NĐ-CP quy định về hình thức xử phạt bổ sung đối với hành vi vi phạm quy định về tải trọng của phương tiện trong vùng đất cảng là:
- Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự ô tô), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với các hành vi vi phạm quy định tại các Khoản 2 và Khoản 3 Điều 14 Nghị định 142/2017/NĐ-CP;
- Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự ô tô), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) có thời hạn từ 02 tháng đến 04 tháng đối với các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều 14 Nghị định 142/2017/NĐ-CP;
- Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự ô tô), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) có thời hạn từ 03 tháng đến 05 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các Khoản 5 Điều 14 Nghị định 142/2017/NĐ-CP.
Ngoài ra, căn cứ Khoản 7 Điều 14 Nghị định 142/2017/NĐ-CP quy định về biện pháp khắc phục hậu quả với hành vi vi phạm quy định về tải trọng của phương tiện trong vùng đất cảng bao gồm:
- Buộc phải hạ phần hàng quá tải, dỡ phần hàng quá khổ theo hướng dẫn của lực lượng chức năng tại nơi phát hiện vi phạm đối với các hành vi vi phạm quy định tại các Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 và Khoản 5 Điều 14 Nghị định 142/2017/NĐ-CP;
- Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do các hành vi vi phạm quy định tại các Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 và Khoản 5 Điều 14 Nghị định 142/2017/NĐ-CP;
Như vậy, mức phạt vi phạm quy định về tải trọng của phương tiện trong vùng đất cảng có thể lên đến 16.000.000 đồng đối với cá nhân và 32.000.000 đồng với tổ chức.
Khi thuộc các trườn hợp quy định tại Khoản 6, Khoản 7 Điều 14 Nghị định 142/2017/NĐ-CP, tổ chức, cá nhân vi phạm buộc phải thi hành các biện pháp khắc phục hậu quả và hình thức xử phạt bổ sung được nêu.
Để giúp mọi người thuận tiện trong việc tra cứu các mức phạt vi phạm giao thông,
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã cho ra đời iThong – App tra cứu mức phạt giao thông:
Tải về App iThong trên Android TẠI ĐÂY
Tải về App iThong trên iOS TẠI ĐÂY
Hoặc Quét mã QR dưới đây:
Nguyễn Phạm Nhựt Tân