Nguyên tắc phân bổ vốn kế hoạch đầu tư công năm 2024

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Chuyên viên pháp lý Dương Châu Thanh
18/10/2023 14:31 PM

Xin hỏi nguyên tắc phân bổ vốn kế hoạch đầu tư công năm 2024 gồm những nội dung gì?

Nguyên tắc phân bổ vốn kế hoạch đầu tư công năm 2024

Nguyên tắc phân bổ vốn kế hoạch đầu tư công năm 2024 (Hình từ internet)

Nguyên tắc phân bổ vốn kế hoạch đầu tư công năm 2024

Nội dung đề cập tại Công văn 8542/BKHĐT-TH năm 2023 về dự kiến kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước năm 2024.

Cụ thể, nguyên tắc phân bổ vốn kế hoạch đầu tư công năm 2024 như sau:

(1) Việc phân bổ vốn đầu tư nguồn ngân sách Nhà nước năm 2024 phải bảo đảm thực hiện theo các nguyên tắc sau:

- Việc bố trí vốn ngân sách Nhà nước năm 2024 phải dám bảo nguyên tắc, tiêu chí quy định tại Luật Đầu tư công, Nghị quyết 29/2021/QH1543/2022/QH15 của Quốc hội; Nghị quyết 973/2020/UBTVQH14 ngày 08/7/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quyết định 26/2020/QĐ-TTg ngày 14/9/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

- Kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2024 phải được xây dựng trên cơ sở tiếp tục cơ cấu lại đầu tư nguồn NSNN theo hướng tập trung, khắc phục dàn trải, nâng cao hiệu quả đầu tư.

- Việc xây dựng kế hoạch phù hợp với các quy định của pháp luật và khả năng cân đối của ngân sách Nhà nước trong năm; phù hợp với phương án phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2021-2025, kế hoạch và tiến độ triển khai các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và các nhiệm vụ chi đầu tư khác theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước, Luật Đầu tư công các văn bản pháp luật khác có liên quan.

- Việc xây dựng kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách Nhà nước năm 2024 cho các nhiệm vụ, dự án thuộc Kế hoạch Đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội phải phù hợp với khả năng thực hiện và giải ngân của từng dự án, bảo đảm có thể phân bổ, giao chi tiết cho dự án trước ngày 31/12/2023, khắc phục triệt để tình trạng chậm phân bổ, giao kế hoạch chi tiết cho các nhiệm vụ, dự án.

- Tập trung bố trí vốn để hoàn thành và đẩy nhanh tiến độ 03 Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; các dự án quan trọng quốc gia, đường cao tốc, ven biển, chương trình, dự án trọng điểm có ý nghĩa lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của các cấp, các ngành.

- Năm 2024 là năm thứ 4 của kỳ kế hoạch trung hạn giai đoạn 2021-2025, theo quy định của Luật Đầu tư công sẽ là năm bắt đầu triển khai xây dựng Kế hoạch trung hạn giai đoạn 2026-2030.

Do vậy, trong năm 2024, để đẩy nhanh tiến độ phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công trong các năm tiếp theo và đặc biệt là trong giai đoạn 2026-2030, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương cần ưu tiên bố trí vốn ngân sách Nhà nước hoặc huy động các nguồn vốn hợp pháp khác như vốn tăng thu, tiết kiệm chi, vốn tài trợ, nguồn xã hội hóa... cho công tác chuẩn bị đầu tư các dự án khởi công mới trong thời gian tiếp theo.

(2) Đối với các nhiệm vụ, dự án thuộc Kế hoạch đần tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội

(2.1) Căn cứ mục tiêu, định hướng, nguyên tắc bố trí vốn, khả năng cân đối vốn, khả năng thực hiện và giải ngân của từng nhiệm vụ, dự án các bộ, cơ quan trung ương, địa phương dự kiến danh mục và mức vốn chi tiết bố trí cho các nhiệm vụ, dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025, nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo thứ tự ưu tiên cụ thể như sau:

- Bố trí đủ vốn để thanh toán toàn bộ nợ đọng xây dựng cơ bản, thu hồi toàn bộ số vốn ứng trước theo quy định của pháp luật (nếu có);

- Bố trí đủ vốn để hoàn trả cho các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển KTXH, đủ vốn cho 03 Chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia, dự án đường cao tốc, dự án đường ven biển theo tiến độ được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Đố trí đủ vốn cho dự án đã hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng trước ngày 31/12/2023;

- Bố trí đủ vốn cho dự án chuyển tiếp phải hoàn thành trong năm 2024 theo thời gian bố trí vốn;

- Bố trí đủ vốn tham gia vào các dự án PPP, nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư, nhiệm vụ quy hoạch, nhiệm vụ cấp bù lãi suất, phí quản lý, cấp vốn điều lệ cho ngân hàng chính sách, quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, vốn đối ứng cho các dự án sử dụng, vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài;

- Bố trí vốn theo tiến độ cho các dự án trọng điểm, các dự án đường liên vùng của địa phương, các dự án chuyển tiếp theo tiến độ được phê duyệt;

- Sau khi bố trí đủ vốn cho các nhiệm vụ nêu trên, số vốn còn lại bố trí cho các dự án khởi công mới đủ thủ tục đầu tư. Trường hợp chưa kịp hoàn thiện thủ tục đầu tư tại thời điểm lập kế hoạch thì trong báo cáo lập kế hoạch, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương phải cam kết hoàn thiện quyết định đầu tư của các dự án trước khi giao chi tiết kế hoạch vốn năm 2024 (trước ngày 31/12/2023);

(2.2) Mức vốn bố trí cho từng dự án không vượt quá tổng mức đầu tư dự án trừ đi luỹ kế dự kiến giải ngân vốn đến hết năm 2024 và không vượt quá kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 được giao cho dự án trừ đi số vốn đã giải ngân năm 2021, năm 2022 (bao gồm giải ngân vốn kéo dài hằng năm) và số vốn đã bố trí năm 2023. Mức vốn bố trí cho tùng dự án phải phù hợp với khả năng thực hiện và giải ngân trong năm 2024.

(2.3) Riêng đối với vốn nước ngoài, việc bố trí kế hoạch phải theo đúng quy định của Luật Đầu tư công, Luật ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý nợ công và các Nghị định hướng dẫn thi hành, trong đó làm rõ nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi các nhà tài trợ nước ngoài được phân bổ cho chi đầu tư phát triển, chi sự nghiệp và vốn đối ứng của các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài. Đối với các chương trình, dự án hỗn hợp (cả cấp phát và cho vay lại) phải làm rõ mức vốn cấp phát và cho vay lại.

Việc bố trí vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài phải phù hợp với nội dung của Hiệp định, bảo đảm tiến độ và các cam kết khác đã ký với nhà tài trợ, khả năng cân đối nguồn vốn đối ứng, năng lực của chủ đầu tư chương trình, dự án và tiến độ thực hiện dự án, đảm bảo thứ tự ưu tiên như sau:

- Bố trí đủ vốn cho dự án kết thúc Hiệp định trong năm 2024 không có khả năng gia hạn Hiệp định, dự án dự kiến hoàn thành trong năm 2024;

- Bố trí vốn cho các dự án chuyển tiếp theo tiến độ được duyệt;

- Bố trí vốn theo tiến độ được duyệt và khả năng giải ngân cho dự án mới đã ký Hiệp định.

(2.4) Đối với kế hoạch cấp bù lãi suất tín dụng ưu đãi, phí quản lý; cấp vốn điều lệ cho các ngân hàng chính sách, quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách; vốn hỗ trợ đầu tư cho các đối tượng chính sách khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Căn cứ tình thực hiện năm 2023, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 được cấp có thẩm quyền quyết định, quy định của cấp có thẩm quyền về chính sách tín dụng đầu tư và tín dụng đối với người nghèo và đối tượng chính sách khác, dự kiến những thay đổi về đối tượng, chính sách, nhiệm vụ, tăng trưởng tín dụng, dư nợ cho vay, huy động vốn, lãi suất huy động, cho vay,... để xây dựng kế hoạch đầu tư công năm 2024.

(2.5) Đối với vốn NSĐP: Bố trí vốn theo đúng thứ tự ưu tiên quy định tại Luật Đầu tư công, Nghị quyết của Quốc hội, trong đó: Ưu tiên thanh toán đủ số nợ đọng xây dựng cơ bản (nếu có), thu hồi toàn bộ số vốn ứng trước còn lại phải thu hồi trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025; bố trí đủ vốn cho các dự án đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng trước năm 2024, vốn đối ứng các dự án ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài, vốn NSNN tham gia vào các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư, nhiệm vụ quy hoạch, các dự án chuyển tiếp phải hoàn thành trong năm 2024, giảm tối đa thời gian bố trí vốn của các dự án so với thời gian bố trí vốn quy định của Luật Đầu tư công; ưu tiên bố trí đủ vốn theo cam kết cho các dự án quan trọng quốc gia, dự án đường cao tốc, dự án đường ven biển, dự án liên vùng theo tiến độ thực hiện dự án; sau khi bố trí đủ vốn cho các nhiệm vụ nêu trên, số vốn còn lại bố trí cho các dự án khởi công mới đủ thủ tục đầu tư.

Xem thêm nội dung tại Công văn 8542/BKHĐT-TH năm 2023.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 5,472

Bài viết về

lĩnh vực Đầu tư

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]