Hướng dẫn cúng ông Công ông Táo (23 tháng Chạp Âm lịch) mới nhất

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Chuyên viên pháp lý Lê Trương Quốc Đạt
02/02/2024 10:05 AM

Cho tôi hỏi việc cúng ông Công ông Táo cần thực hiện thế nào? Và người lao động có được nghỉ làm vào ngày cúng ông Công ông Táo không? - Khánh Minh (Hậu Giang)

Hướng dẫn cúng ông Công ông Táo (23 tháng Chạp Âm lịch) mới nhất

Hướng dẫn cúng ông Công ông Táo (23 tháng Chạp Âm lịch) mới nhất (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Hướng dẫn cúng ông Công ông Táo (23 tháng Chạp Âm lịch) mới nhất 

Theo đó, ngày 23 tháng Chạp Âm lịch hằng năm là ngày đưa ông Công ông Táo về trời.

Sau đây là một số hướng dẫn về cúng ông Công ông Táo vào 23 tháng Chạp Âm lịch như sau:

* Lễ vật cúng ông Công, ông Táo

Lễ vật cúng ông Táo truyền thống gồm có:

- Mũ ông Công: Hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. 

- Cá chép: Tượng trưng cho phương tiện di chuyển của ông Công, ông Táo, có thể sử dụng cá chép giấy (đốt chung với vàng mã sau khi cúng) hoặc cá chép thật. 

- Tiền vàng (vàng mã).

- 1 chiếc áo (vàng mã).

- 1 đôi hia bằng giấy (vàng mã).

* Mâm cúng ông Táo cơ bản, truyền thống bao gồm:

- 1 đĩa gạo

- 1 đĩa muối

- 3 chén rượu

- Thịt heo luộc

- Gà luộc hoặc quay

- Đĩa rau xào

- Hành muối

- Xôi gấc

- Giò heo

- Canh mọc

- Cá chép nướng

- Trái cây tươi, trà, rượu, cau trầu,...

* Thứ tự cúng ông Công ông Táo 2024

- Chuẩn bị mâm cúng ông Công ông Táo.

- Thắp nhang, đọc bài khấn tiễn ông Công ông Táo về trời.

- Sau khi bày lễ, thắp hương và đọc văn khấn xong, đợi nhang tàn rồi chuyển qua đốt vàng mã và cuối cùng là thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối,…

* Thời gian cúng: Thông thường lễ cúng ông Công ông Táo đã được ấn định vào ngày 23 tháng Chạp Âm lịch, không cần chọn giờ, tuy nhiên cần cúng xong trước 23h.

>> Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo, tùy từng địa phương mà sẽ có cách cúng ông Công ông Táo khác nhau.

2. Người lao động có được nghỉ làm vào ngày cúng ông Công ông Táo (23 tháng Chạp Âm lịch) không?

Theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thời gian nghỉ lễ, tết của người lao động như sau:

- Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

+ Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);

+ Tết Âm lịch: 05 ngày;

+ Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

+ Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);

+ Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);

+ Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

- Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.

- Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019.

Như vậy, theo quy định trên thì ngày cúng ông Công ông Táo (23 tháng Chạp Âm lịch) không thuộc những ngày người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương, trừ trường hợp có thỏa thuận khác giữa người lao động và người sử dụng lao động.

3. Thời gian nghỉ hằng năm của người lao động

Thời gian nghỉ hằng năm của người lao động theo Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

- Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

+ 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

+ 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

+ 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

- Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

- Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.

- Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.

- Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 Bộ luật Lao động 2019.

- Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 1,047

Bài viết về

lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]