Lãi gộp là gì? Công thức tính lãi gộp mới nhất năm 2024

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Chuyên viên pháp lý Trần Thanh Rin
17/02/2024 14:00 PM

Tôi muốn biết lãi gộp trong hoạt động kinh doanh được hiểu như thế nào? Lãi gộp được tính theo công thức ra sao? – Huyền Trang (Bến Tre)

Lãi gộp là gì? Công thức tính lãi gộp mới nhất năm 2024

Lãi gộp là gì? Công thức tính lãi gộp mới nhất năm 2024 (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

Lãi gộp là gì? Công thức tính lãi gộp mới nhất năm 2024

Lãi gộp là số tiền lãi thu được sau khi lấy doanh thu thực tế trừ đi chi phí kinh doanh. Hay nói một cách khác, lãi gộp là chênh lệch giữa doanh thu và chi phí.

Lãi gộp được xem là yếu tố đầu tiên để xem xét, đánh giá khả năng sinh lợi của một doanh nghiệp. Nó cho phép quản lý biết được mức độ hiệu quả của sản phẩm hoặc dịch vụ của họ và giúp họ ra quyết định về giá cả, chiến lược sản phẩm và các quyết định quản lý chi phí. Lãi gộp còn có thể được sử dụng để so sánh hiệu suất tài chính của doanh nghiệp với các đối thủ trong ngành.

Nếu lãi gộp nằm ở mức âm (-), thì đó chính là dấu hiệu doanh nghiệp đang phải bù lỗ. Còn nếu đó là dương (+), thì đó là dấu hiệu phát triển doanh nghiệp.

Việc tính lãi gộp sẽ được tính theo công thức như sau:

Lãi gộp = Doanh thu - Chi phí sản xuất và hoạt động kinh doanh

Trong đó:

- Doanh thu là tổng số tiền thu được từ việc bán sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ.

- Chi phí sản xuất và hoạt động kinh doanh bao gồm tất cả các chi phí liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ, chẳng hạn như chi phí nguyên vật liệu, lao động, quảng cáo, và các chi phí cố định như thuê mặt bằng và lương công nhân.

Lãi gộp của doanh nghiệp có chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không?

Như đã nêu, lãi gộp là số tiền lãi thu được từ doanh thu thực tiếp trừ đi chi phí sản xuất và hoạt động kinh doanh. Do đó, có thể xem đây là một nguồn thu nhập của doanh nghiệp từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

Theo Điều 3 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 (sửa đổi 2013) thì các thu nhập của doanh nghiệp thuộc các trường hợp sau đây sẽ chịu thuế thu nhập doanh nghiệp:

- Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập.

- Thu nhập khác bao gồm: thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng quyền góp vốn; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản; thu nhập từ quyền sử dụng tài sản, quyền sở hữu tài sản, kể cả thu nhập từ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật; thu nhập từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản, trong đó có các loại giấy tờ có giá; thu nhập từ lãi tiền gửi, cho vay vốn, bán ngoại tệ; khoản thu từ nợ khó đòi đã xoá nay đòi được; khoản thu từ nợ phải trả không xác định được chủ; khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót và các khoản thu nhập khác.

Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ở nước ngoài chuyển phần thu nhập sau khi đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp ở nước ngoài của doanh nghiệp về Việt Nam thì đối với các nước mà Việt Nam đã ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần thì thực hiện theo quy định của Hiệp định; đối với các nước mà Việt Nam chưa ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần thì trường hợp thuế thu nhập doanh nghiệp ở các nước mà doanh nghiệp chuyển về có mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn thì thu phần chênh lệch so với số thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam.

Như vậy, lãi gộp của doanh nghiệp là phần thu nhập phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 6,346

Bài viết về

lĩnh vực Doanh nghiệp

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]